"Số lượng bệnh nhân ngoại trú có triệu chứng ho tăng đột biến tới 50%, tăng khoảng 1000 bệnh nhân so với trung bình", tiến sĩ Elmore cho biết. Không chắc có nhiễm nCoV hay không, nhưng con số rất đáng chú ý.
Elmore mong rằng nghiên cứu của mình sẽ giúp các chuyên gia sức khỏe cộng đồng có thể sớm phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Đồng tình với giáo sư Elmore, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Trung tâm Y tế Cleveland, tiến sĩ Claudia Hoyen cũng tin rằng có thể Covid-19 đã xuất hiện tại Mỹ sớm hơn rất nhiều so với các báo cáo.
Đối lập với quan điểm trên, giáo sư Kristian Andersen từ Khoa Miễn dịch học và Vi sinh tại Trường Nghiên cứu Scripps không tin những con số này đại diện cho bệnh nhân Covid-19 xuất hiện ở California vào cuối tháng 12. Giáo sư cho rằng "đại dịch bắt đầu vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 tại Trung Quốc. nCoV hoàn toàn không thể lây lan cho tới tận tháng 3/2020".
Một chuyên gia bệnh truyền nhiễm khác lại đưa ra quan điểm khá trung lập. Tiến sĩ Jeanne Marrazzo, Giám đốc Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Alabama thuộc Trường Y Birmingham, cho rằng kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Elmor thuyết phục. "Kết quả nghiên cứu cho thấy không có nguyên nhân nào khác ngoài Covid-19. Có thể chúng ta đã bỏ sót phần đầu của đại dịch, nghiên cứu cung cấp một cơ hội thực sự thú vị để chúng ta có thể tìm hiểu về những gì đang thực sự xảy ra", Marrazzo cho hay.
Tính đến ngày 20/9, đại dịch Covid-19 khiến hơn 960.000 người tử vong. Mỹ hiện là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất, đứng sau là Ấn Độ và Brazil.
Nguyễn Ngọc (Theo CNN)