Cứu bệnh nhi sơ sinh bị tắc tá tràng
Trước đó, Trung tâm Sản Nhi tiếp nhận sản phụ Lê Thị Bích H, phường Thanh Vinh, thị xã Phú Thọ nhập viện trong tình trạng đau bụng từng cơn. Ngay sau đó, sản phụ được làm các xét nghiệm và chẩn đoán thai 35 tuần, đa ối do thai nhi bị tắc tá tràng. Sản phụ nhanh chóng được chỉ định sinh bằng phương pháp sinh thường và hạ sinh được một bé gái nặng 2,1 kg. Sau sinh, cháu bé được làm các xét nghiệm và kết luận cháu bé bị tắc tá tràng bẩm sinh nên các bác sĩ đã nhanh chóng chuyển cháu về khoa Ngoại nhi tổng hợp để thực hiện phẫu thuật. Sau hơn hai tiếng thực hiện, ca mổ đã thành công và cháu bé đang được chăm sóc, theo dõi tại Trung tâm Sản nhi.
Tắc tá tràng bẩm sinh là sự bít tắc hoàn toàn hoặc một phần tá tràng. Nguyên nhân tắc tá tràng là do màng ngăn, teo tá tràng, rối loạn quay của ruột. Dị tật này được chẩn đoán trong thời kỳ thai nhi nhờ vào siêu âm trước sinh vào ba tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh từ khi bé còn trong bào thai phụ thuộc nhiều và trình độ chuyên môn của bác sĩ và trang thiết bị siêu âm. Khi bị hẹp tá tràng, bệnh nhi sẽ có những biểu hiện điển hình của hội chứng tắc ruột như nôn trớ sau khi sinh. Nhiều bé có thêm biểu hiện khóc nhiều, lười bú và cần tiến hành phẫu thuật sớm cho trẻ ngay sau khi chào đời. Đây là việc làm cần thiết để tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo