Cứu sống bệnh nhi sáu tuổi bị vỡ gan

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương vừa trải qua năm giờ phẫu thuật căng thẳng, cứu sống bệnh nhi sáu tuổi ở Lai Châu bị vỡ gan do ngã khi trèo cây.
TS Phạm Duy Hiền thăm khám cho cháu AC sau phẫu thuật.
TS Phạm Duy Hiền thăm khám cho cháu AC sau phẫu thuật.

Ngày 9-11, bé trai Sùng AC (6 tuổi, Lai Châu) trèo cây và không may ngã từ trên cây xuống. Trong quá trình xảy ra va chạm, bé bị một cành cây chọc vào mạn sườn phải khiến trẻ đau bụng nhiều kèm chảy máu nhiều vị trí tổn thương. Khi đưa con đến Bệnh viện tỉnh Lai Châu cấp cứu, gia đình được các bác sĩ thông báo cháu bé chấn thương gan độ IV. Cháu bé được sơ cứu sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị chuyên sâu.

Ngày 11-11, bé C nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, da, niêm mạc nhợt, bụng chướng, đau khắp bụng và có phản ứng thành bụng. Khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ tại khoa Điều trị tích cực Ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến hành hồi sức cho trẻ,truyền máu và chụp phim CT 128 dãy. Kết quả trên phim chụp cho thấy gan phải của bé C có ổ đụng dập, có tổn thương động mạch và tĩnh mạch gan. Các bác sĩ đi đến thống nhất phẫu thuật cấp cứu cho bé C.

TS, BS Phạm Duy Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, đồng thời cũng là người trực tiếp phẫu thuật cho bé C cho biết, trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ nhận thấy đây là dạng tổn thương phức tạp, cành cây đâm xuyên từ thành ngực qua cơ hoành vào ổ bụng trượt trên tĩnh mạch chủ dưới, xuyên từ mặt trên gan phải đến rốn gan. Trẻ bị tổn thương đứt đoạn động mạch gan phải và tĩnh mạch cửa phải.

Nhận thấy lá gan không thể bảo tồn, các bác sĩ quyết định phẫu thuật cắt gan phải để cứu bé C. Ca phẫu thuật kéo dài năm giờ căng thẳng. Nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng và phối hợp của ê kíp phẫu thuật, ca phẫu thuật đã diễn ra suôn sẻ.

Theo TS Đặng Ánh Dương, Trưởng khoa Điều trị tích cực Ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương, do tình trạng sức khỏe rất yếu, sau phẫu thuật, bé C được các bác sĩ chăm sóc tích cực tại phòng hồi sức tích cực trong 12 ngày. Thời điểm này tình trạng sức khỏe của bệnh nhi vẫn trong tình trạng nguy hiểm. Cháu bị suy gan, suy thận, rối loạn đông máu.

Tại khoa Hồi sức Ngoại, bệnh nhi được các bác sĩ tiến hành hồi sức hô hấp, hồi sức tuần hoàn, điều trị suy thận bằng lọc máu, điều trị suy gan, truyền các chế phẩm máu để điều trị rối loạn đông máu… May mắn, sau thời gian được các bác sĩ tích cực chăm sóc, hiện tại bé C đã qua giai đoạn nguy kịch. Cháu tỉnh táo, có thể tự thở và nói chuyện được. Các chỉ số xét nghiệm của trẻ trở về bình thường. Cháu đang được chăm sóc tại khoa Ngoại tổng hợp.

LÂM TRẦN

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới