Đám tang hiu quạnh của đô đốc hải quân
Paul H. Engel gia nhập hải quân khi 18 tuổi, với mong muốn trở thành một phi công. Ông đã thực hiện nhiệm vụ chống tàu ngầm địch trong chiến tranh Lạnh và lái tiêm kích A-4 Skyhawks trong những cuộc chiến khác. Với 175 nhiệm vụ chiến đấu, ông giành được ba huân chương xuất sắc. Ngoài ra, Engel được biết đến với khiếu hài hước và phong cách chỉ huy của người cha. Ông đối xử với mọi người trong quân đội như họ là thành viên trong gia đình.
Là một đô đốc hải quân hai sao, Engel lẽ ra được tổ chức tang lễ ở Arlington với các nghi thức danh dự trong quân đội, bao gồm một đoàn hộ tống với các thủy thủ mặc đồng phục, người bắn súng, một ban nhạc quân đội, đại bác, súng trường, một chiếc xe ngựa kéo và một người thổi kèn.
Vì dịch bệnh, tang lễ của ông diễn ra vào ngày 23/11 với một tay trống duy nhất thay cho ban nhạc và thưa thớt vài người đeo khẩu trang ngồi bên trong nhà nguyện. Một số bạn bè và đồng nghiệp cũ, hoặc vì tuổi tác hoặc bệnh tật, đã không tham dự.
Một số chi tiết nhỏ nhưng sâu sắc cũng không thể thực hiện. Lúc trao lá cờ phủ quan tài cho người vợ 64 năm của Engel, người phụ trách tang lễ phải đặt lá cờ gấp hình tam giác lên bàn, thay vì trao trực tiếp vào tay người nhận.
"Dù chúng tôi đã có giây phút đẹp đẽ, nhưng những trải nghiệm như vậy và cách mọi người chứng kiến điều đó, thì thật hụt hẫng", con gái ông Engel nói.
"Tôi cảm giác có chút phũ phàng cho cả sự nghiệp vẻ vang và cống hiện tận tụy của cha cho đất nước," con trai ông Michael Engel, 60 tuổi, ở Park City, Utah, chia sẻ.
Những gia đình khác có người thân qua đời cũng đang vất vả để thích ứng với tác động của đại dịch. Hồi tháng 3, giám đốc các nhà tang lễ chật vật tìm đồ bảo hộ như găng tay và khẩu trang. Họ bị áp lực lớn khi số người chết tăng vọt.
David Storke, giám đốc bốn nhà tang lễ tại bang Virginia, nhớ lại khi cuộc nói chuyện với một giám đốc nhà tang lễ khác tại New York, người này nói cơ sở của anh chôn 23 xác chết trong một ngày. Anh ta đã phải dùng một số nhà xác di động, được làm lạnh tạm thời.
Bang Virginia ghi nhận ít nhất 9.877 ca tử vong và hơn 506.000 trường hợp nhiễm nCoV kể từ khi đại dịch bùng phát. Tốc độ lây nhiễm của làn sóng hiện nay giống những ngày đầu, nhưng có sự khác biệt quan trọng. Phương tiện bảo hộ đã đầy đủ hơn. Mọi người đã quen với việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, tham gia các dịch vụ trực tuyến thông qua Zoom và các ứng dụng khác.
Các nhà tang lễ đầu tư công nghệ, mua TV để phát sóng trực tiếp các dịch vụ. Matthew Webb, giám đốc tang lễ tại Nhà nguyện và Nhà hỏa táng Leesburg, Virginia, cho biết: "Chúng tôi đã quen với cách hoạt động mới. Quan tài của bệnh nhân Covid-19 không được mở nhưng chúng tôi vẫn cố gắng cho các gia đình cơ hội nhìn thấy người đã mất tốt nhất có thể".
Một số thói quen thay đổi do đại dịch sẽ không còn sau khi virus được kiểm soát, nhưng một số có thể vẫn được duy trì. Trước đây, chỉ có con cái được tham vấn về cách tổ chức tang lễ cho cha mẹ. Hiện nay, nhờ vào các cuộc họp trực tuyến, giám đốc nhà tang lễ mời cả người thân ở xa tham gia thảo luận. Các gia đình có lựa chọn là chôn cất hoặc hỏa táng ngay nhưng các lễ tưởng niệm phải trì hoãn. Những người tổ chức tang lễ giúp họ lên ý tưởng thực hiện buổi lễ bao gồm các dịch vụ ngoài trời, tiệc tối... nhưng phải tuân theo những quy định an toàn.
Có rất ít người tham dự đám tang người thân. Những người tham gia phải giữ khoảng cách với những người khác. Điều này làm phai nhạt mục đích của đám tang, Storke nói, khi đó là thời khắc bạn cần những cái ôm và cùng nhau chia sẻ kỷ niệm về người đã khuất.
Ý Nhi (Theo WSP)
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo