Đắp thuốc nam điều trị gãy xương, người đàn ông nhập viện cấp cứu

Sau khi ngã từ độ cao 1,2m xuống nền đất, anh T. không điều trị hay nhờ sự can thiệp từ phía bác sĩ mà lại đến nhờ thầy bó thuốc nam với suy nghĩ chỉ cần bó thuốc nam bệnh sẽ khỏi.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Anh Vũ Văn T. 43 tuổi trú tại Thanh Sơn - Uông Bí - Quảng Ninh cho biết trước đó, anh bị ngã tự độ cao khoảng 1,2m xuống nền cứng, sau ngã đau, cẳng tay trái cử động khó khăn.

Anh T. đi khám, trên phim X.Quang cho thấy anh bị gãy xương cẳng tay trái. Nhưng anh lại không điều trị hay nhờ sự can thiệp từ phía bác sĩ mà lại mang phim chụp X.Quang đến nhờ thầy bó thuốc nam.

Sau khoảng 20 ngày điều trị, anh T. thấy tay vẫn còn đau nhức, rất khó vận động. Anh có đi kiểm tra lại tại Bệnh viện thì thấy xương vẫn còn lệch, bệnh chưa tiến triển. Nhưng phần chủ quan anh vẫn tiếp tục điều trị bằng đắp thuốc nam tại nhà. 

Chỉ đến khi sau đợt điều trị thuốc nam lần 2, tay anh T. đau nhức nhiều, vận động khó khăn, tê bì các ngón tay, anh T. mới nhập viện để điều trị.

Theo bác sĩ Hoàng Văn Dũng - Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình & Bỏng Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết sau khi tiến hành thăm khám các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị gãy cũ đầu dưới xương quay trái cal lệch biến chứng chèn ép thần kinh giữa cổ tay trái. Được biết người bệnh có tiền sử đái tháo đường, tăng men gan và được chỉ định phẫu thuật chỉnh xương sau cal lệch, giải ép thần kinh giữa khi các chỉ số sức khỏe cho phép.

Cũng theo các bác sĩ với tổn thương của người bệnh nếu đến viện kịp thời có thể điều trị kéo nắn bó bột hoặc phẫu thuật kết hợp xương tùy chỉ định. Tuy nhiên phần do tâm lý ngại đến viện hoặc chủ quan xem nhẹ bệnh, không biểu biết về bệnh và thường nghe theo các bài thuốc nam không có cơ sở khoa học khiến tình trạng bệnh không được cải thiện mà càng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đến viện phần đầu dưới xương quay trái đã bị cal lệch. Và khi đó người bệnh bắt buộc phải trải qua cuộc phẫu thuật để điều trị.

Qua trường hợp trên, các bác sĩ Bệnh viện khuyến cáo người dân khi bị các chấn thương tổn thương đến xương khớp cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Không nên tự điều trị tại nhà giống người bệnh T. Vì rất có thể sẽ khiến tình trạng bệnh không được cải thiện mà còn trở nên nghiêm trọng hơn và có thể gây ra tình trạng chấn thương nặng, hoại tử, nhiễm trùng khó có thể hồi phục.

                                                                                                    T.Công

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới