Đeo khẩu trang: Có còn hơn không
Các nhà cung cấp đang gấp rút đảm bảo nguồn cung sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cùng với các quốc gia như Mỹ, Singapore, Canada đồng loạt khuyến cáo đeo khẩu trang để ngăn ngừa nCoV.
Ở Mỹ, giới chức khuyến khích người dân tự làm khẩu trang để đảm bảo nguồn khẩu trang y tế và mặt nạ phòng độc cao cấp cho các y bác sĩ tuyến đầu.
Có rất ít nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả của các loại khẩu trang tạm thời. Các chuyên gia cho rằng quyết định này của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy một kế hoạch tình thế trong lúc Mỹ đang thiếu thốn cung.
Các chuyên gia y tế cũng đồng tình sử dụng khẩu trang không thể thay thế các biện pháp như thường xuyên rửa tay và cách ly xã hội. Tuy nhiên trong tình huống khẩn cấp hiện tại, người dân cần che chắn mũi và miệng khi ra khỏi nhà.
"Lý do là vì có còn hơn không", tiến sĩ Benjamin Cowling, Trưởng khoa Dịch tễ Đại Học Hong Kong nói. Ông đồng thời là một trong số tác giả của nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature gần đây, khẳng định "khẩu trang y tế có thể ngăn chặn sự lây lan của nCoV và virus cúm mùa từ những người có triệu chứng".
Singapore cũng đã gửi khẩu trang vải tái sử dụng tới từng hộ gia đình, để dành nguồn khẩu trang y tế cho nhân viên trong bệnh viện, mặc dù ban đầu nước này khuyến cáo chỉ người ốm và tới khám bệnh mới phải đeo khẩu trang.
Tính hiệu quả của những chiếc khẩu trang vải so với việc không đeo khẩu trang vẫn còn chưa rõ ràng.
Chất liệu sử dụng để làm khẩu trang vải cũng vô cùng quan trọng. Sau khi khảo sát 19 loại chất liệu, tiến sĩ Chughtai cho biết khả năng lọc càng tăng khi số lượng sợi lớn, được dệt khít hơn và số lớp vải dùng để làm khẩu trang nhiều hơn.
Ông cũng cho biết đeo khẩu trang còn "hạn chế nguồn lây", trong trường hợp này là hạn chế bệnh nhân không có triệu chứng lây cho người khác. Với mục đích như vậy, bất cứ loại khẩu trang nào cũng đều hiệu quả.
Đường kính của nCoV là khoảng 100 nanomet (0.1 micron). Khi ra khỏi cơ thể, chúng thường được bao bọc trong các giọt bắn có đường kính khoảng 5-10 micron, thậm chí có thể lên tới hàng chục micron. Khẩu trang vải cũng có thể lọc được những giọt này.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến cáo khẩu trang vải nên vừa vặn ôm lấy khuôn mặt và cần được giặt thường xuyên sau khi sử dụng. Singapore khuyến khích người dân giặt chúng mỗi ngày một lần, trong ít nhất một phút với xà phòng, nước ấm và phơi ngoài trời.
Khẩu trang được bày bán ngoài thị trường cũng có rất nhiều loại, kể cả khẩu trang y tế. Tiến sĩ Cowling cho biết sản phẩm được sử dụng trong bệnh viện có 3 lớp, còn khẩu trang y tế bán bên ngoài đôi khi chỉ có một hoặc 2 lớp, chúng mỏng hơn đáng kể.
Loại khẩu trang cao cấp hơn bao gồm N95. Sản phẩm nội địa các nước cũng có tên gọi khác nhau. Như KF94 ở Trung Quốc hay KF94, KF99 ở Hàn Quốc. Chuyên gia cho rằng những loại khẩu trang này nên được ưu tiên cho các nhân viên y tế.
Về mặt lý thuyết, các loại khẩu trang có hiệu quả tương đương nhau. Tuy nhiên có nhiều lo ngại về mặt kiểm định chất lượng.
Ở Mỹ, Viện nghiên cứu Quốc gia về An toàn lao động và sức khỏe thuộc CDC thường xuyên kiểm tra các hãng sản xuất khẩu trang N95 mỗi hai năm. Theo giáo sư Lai từ Đại Học Y Chung San, Đài Loan, quy trình này được gọi là "giám sát hậu tiếp thị" nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa sau khi đã được bán ra.
Các nhà sản xuất ở Trung Quốc có thực hiện nghiên túc việc giám sát này hay không vẫn còn là câu hỏi chưa được giải đáp.
Trong tình hình cung vượt cầu như hiện tại, khâu quản lý chất lượng còn lỏng lẻo sẽ làm phức tạp thêm tình hình, khi mà đầu ra của Trung Quốc quá lớn và có rất nhiều nhà sản xuất mới chưa được kiểm chứng trên thị trường.
Sau các phàn nàn của Tây Ban Nha, Ireland, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ về việc các thiết bị, máy móc nhập từ Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, nước này đã thực hiện các hạn chế xuất khẩu đối với kit xét nghiệm và các thiết bị y tế khác, đồng thời yêu cầu nhà sản xuất phải đạt được cả tiêu chuẩn cấp phép nội địa lẫn yêu cầu nhập khẩu của quốc gia đối tác.
Các loại khẩu trang có thuộc vào nhóm này không còn phụ thuộc vào việc nó được dán nhãn như thế nào. Dù là thiết bị y tế hay là thiết bị bảo hộ, chính sách nhập khẩu được áp dụng vẫn khác nhau. Có rất nhiều báo cáo về các lô khẩu trang bị tiêu hủy tại các cảng ở Mỹ do dán nhãn sai.
Mặc dù vậy, sự phức tạp của tình hình hiện tại khiến quy định xuất nhập khẩu của các quốc gia liên tục thay đổi, đồng thời cũng làm chùn chân những đơn vị nhập khẩu muốn tham gia vào thị trường Trung Quốc vì lo ngại về vấn đề chất lượng của các thiết bị sản xuất tại quốc gia này.
Linh Phan (Theo SCMP)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo