Khối mỡ cơ thể là một kho báu

Mô mỡ chứa nhiên liệu chủ yếu của cơ thể, một chất cách ly bảo vệ các cơ quan trọng yếu gắn liền với sự sống của cơ thể. Khối mỡ ở cơ thể chiếm từ 10 – 20 % trọng lượng người trưởng thành. Mỡ cơ thể quá dư thừa là nguyên nhân của nhiều rối loạn.

null

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thừa cân, béo phì có thể tạo nguy cơ đái tháo đường, rối loạn “ cơ xương ”, gây hư khớp, một số ung thư ( nội mạc tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến, gan, túi mật, thận và đại tràng ) cũng như các bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, người ta ít biết với tỷ lệ bình thường, mỡ cần thiết cho hoạt động cơ thể. Hơn nữa, mỡ cơ thể là một cơ quan thật sự. Mô mỡ là nơi dự trữ năng lượng, bảo vệ các cơ quan quan trọng, là một mô sản xuất nhiều hormon cân thiết. Mỡ còn là nguồn tế bào gốc có khả năng phân chia, biệt hóa thành nhiều týp tế bào.

Vào năm 1893, nhà phẫu thuật Đức Gustav Adolf Neuben trích vài khối mỡ nhỏ từ cánh tay một bệnh nhân bị nhiễm trùng xương để lấp vào một hốc trên mắt. Hai năm sau, Vincenz Czerney chuyển một u mỡ mông đến vú một bệnh nhân bị cắt bỏ vú.

Đến năm 1977, GS. Yves Gérard Illouz ( Pháp ) tạo một ống hút mỡ qua vài đường rạch nhỏ, mở đường biên thủ thuật hút mỡ.

null

Năm 1990, nhà phẫu thuật Sydney Coleman ( New F York ) hoàn thiện thủ thuật ghép mỡ dưới da để giúp các bệnh nhân AIDS sử dụng thuốc anti protease, có gương mặt bình thường trở lại. Các thuốc anti protease chống HIV, khống chế số lượng HIV, nhưng chúng gây loạn dưỡng mỡ, làm thay đổi sự phân phối mỡ trong cơ thể. Lớp mỡ ở mặt, ở các chi teo lại, nhưng mỡ phát triển ở bụng, tạo béo bụng và ở khoảng giữa 2 xương bả vai. Nhà phẫu thuật Sydney Coleman dùng chính mỡ của bệnh nhân để ghép vào mặt. Thủ thuật này cần phải qua 3 giai đoạn: trích mỡ, ly tâm mỡ, tiêm trở lại cho bệnh nhân. Sylley Coleman đã tiêu chuẩn hóa thủ thuật ghép mỡ và kỹ thuật Coleman vẫn là quy chiếu hiện nay. Thủ thuật này cần phải qua 3 giai đoạn: trích mỡ, ly tâm mỡ, tiêm trở lại cho bệnh nhân.

Sydney Coleman đã tiêu chuẩn hóa thủ thuật ghép mỡ và kỹ thuật Coleman vẫn là quy chiếu hiện nay. Coleman cũng chứng minh sự lão hóa là do giảm khối lượng các mô, lấp đầy một điểm ở mặt bằng mỡ có thể tạo dáng trẻ hơn.

Ảnh minh họa

Mỡ có chứa các tế bào gốc

Coleman còn phát hiện mô mỡ có chứa các tế bào gốc: khi độn mỡ vào dưới da mặt, da mặt khỏe hơn, nhưng ông chưa tìm ra nguyên nhân. Đến năm 2001, một nhóm nghiên cứu Viện đại học California tại Los Angeles ( Hoa Kỳ ) cho biết: sau khi ly tâm mỡ thu được một lớp tế bào đặc biệt, các tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành một số tế bào. Các tế bào gốc này có thể thay thế các tế bào gốc trung mô, trích từ tủy xương, được sử dụng nhiều nhất trong liệu pháp tế bào. Các tế bào gốc từ mỡ có thể biệt hóa thành tế bào sụn, tế bào xương, tế bào mỡ, tế bào tim hay các sợi cơ. Mỡ chứa 3 – 5 % các tế bào gốc nhiều hơn số tế bào gốc ở tủy xương và mô mỡ dễ tiếp cận. Phần mỡ có chứa các tế bào gốc được gọi là phân số mạch đệm ( FVS = fraction vasculaire stromale ) có thể sử dụng để cải thiện tình trạng phụ nữ bị xơ cứng bì hệ thống, không còn khả năng sử dụng bàn tay. Vào năm 2011, CHU Marseille được cho phép thử nghiệm lâm sàng, tiêm cho các bệnh nhân nữ làm phân số mạch đệm ( PVS ) có chứa 4 triệu tế bào gốc. Kết quả: FVS đã thúc đẩy sự phân bố mạch, tiêu phù nề và chấm dứt đau đớn.

Hiện nay, trên thế giới đang tiến hành 76 thử nghiệm lâm sàng sử dụng FVS để chữa trị cho bệnh nhân bị xơ cứng bì hệ thống.

Hạn chế duy nhất: FVS không ổn định, cần được sản xuất ngay sau khi hút mỡ, cần được thực hiện ở một phòng thí nghiệm có áp dụng liệu pháp tế bào theo các tiêu chuẩn thật chặt chẽ.

Nhiều nhóm nghiên cứu đang nuôi cấy FVS để chọn lọc các tế bào gốc từ mô mỡ. 215 thử nghiệm lâm sàng đang sử dụng các tế bào gốc từ FVS để chữa trị các tổn thương ở tim hay các trường hợp viêm khớp.

Nguồn: Tạp chí Thuốc và Sức khoẻ

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới