Làm "chuyện ấy" trong mùa dịch Covid-19 có an toàn?

Bên cạnh các khuyến cáo tránh bắt tay và ôm, bạn có thể tự hỏi liệu có an toàn khi quan hệ tình dục trong khi dịch Covid-19 bùng phát hay không?

Kể từ khi Covid-19 được tuyên bố là đại dịch toàn cầu, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi mọi người thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn virus lây lan.

Bên cạnh các khuyến cáo tránh bắt tay và ôm, rất nhiều người tự hỏi liệu có an toàn khi quan hệ tình dục trong khi dịch Covid-19 bùng phát hay không?

Keyword đầu tiên có dấu

Covid-19 có thể lây qua đường quan hệ tình dục?

Virus SARS-CoV-2 lây lan qua các giọt nước có chứa virus từ mũi và miệng. Nó được truyền từ người này sang người khác, thường là giữa những người gần nhau trong vòng 2m. Vì vậy, khi một người nhiễm bệnh hôn bạn tình của họ, điều đó có thể khiến đối phương có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn.

Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào chứng minh rằng virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua giao hợp âm đạo hoặc hậu môn. COVID-19 chủ yếu lây lan qua các giọt hô hấp khi một người ho hoặc hắt hơi và sau đó, chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm cũng có thể lây lan virus.

Vậy có nên quan hệ tình dục trong mùa dịch?

Nếu bạn hoặc đối tác đã nhiễm virus, bạn nên tránh xa người bị nhiễm càng nhiều càng tốt, điều đó cũng có nghĩa là không có sự thân mật về thể xác. CDC và WHO đã ban hành hướng dẫn về cách tự cách ly trong 14 ngày sau khi bệnh bắt đầu.

Ngoài ra, nếu bạn hoặc bạn tình của bạn không có triệu chứng và chưa tiếp xúc với virus, thì việc quan hệ tình dục cũng không là nguy cơ lây bệnh.

Với tổng số trường hợp Covid-19 tăng lên mỗi ngày, bạn nên ở nhà nhiều nhất có thể và tương tác với người lạ ở cự ly khoảng cách là 2m trở lên.

Tránh hoạt động tình dục nếu bạn hoặc bạn tình của bạn có bất kỳ dấu hiệu của virus SARS-CoV-2.

Nếu bạn đang có bất cứ biểu hiện bệnh hoặc trong trường hợp nghi nhiễm thì tốt nhất là tránh làm “chuyện ấy” với người ấy để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.

Linh Trang (Theo Boldsky)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới