Làm gì khi phát hiện F0 tại cơ sở khám, chữa bệnh?

Để phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới, để vừa bảo đảm an toàn nhưng vẫn duy trì được hoạt động của đơn vị khám, chữa bệnh là một yêu cầu cấp thiết. Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa cập nhật và triển khai quy trình xử lý khi phát hiện trường hợp mắc Covid-19 tại các cơ sở y tế (tại bệnh viện và các phòng khám).
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Câu hỏi: Khi phát hiện F0 tại các cơ sở khám, chữa bệnh, đơn vị phải xử lý như thế nào để bảo đảm an toàn song song với việc duy trì hoạt động.

Trả lời: Sở Y tế TP Hồ Chí Minh  đã cập nhật và triển khai quy trình xử lý khi phát hiện F0 tại các cơ sở khám, chữa bệnh cụ thể như sau:

Sở Y tế yêu cầu tất cả bệnh viện và phòng khám phải thực hiện khai báo y tế, phân luồng, sàng lọc cho tất cả mọi người khi đến bệnh viện; giám sát sự tuân thủ các quy định phòng, chống dịch.

Thực hiện xét nghiệm tầm soát cho người bệnh khi phát hiện có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 và thực hiện xét nghiệm tầm soát định kỳ cho nhân viên, người lao động của đơn vị theo quy định; xử lý đúng quy trình khi phát hiện có trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Quy trình xử lý khi phát hiện F0 tại các cơ sở khám, chữa bệnh cụ thể như sau:

Bước 1. Cách ly tạm F0

Cách ly tạm F0 tại buồng cách ly hoặc khoa/đơn vị Covid-19 của bệnh viện, lấy mẫu làm xét nghiệm RT-PCR để khẳng định nếu trước đó chỉ làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

Bước 2. Đánh giá tình trạng sức khỏe của F0

- Nếu phát hiện F0 có dấu hiệu suy hô hấp (thở nhanh hoặc khó thở hoặc Sp02 dưới 96%): cho người bệnh thở oxy, chuyển người bệnh vào phòng cấp cứu của khoa/đơn vị Covid-19 (nếu có) và điều trị theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuỳ thuộc năng lực điều trị của bệnh viện và tình trạng bệnh nhân, liên hệ chuyển F0 đến bệnh viện có khoa/đơn vị Covid-19 hoặc bệnh viện điều trị Covid-19 gần nhất bằng xe cấp cứu, sử dụng một liều thuốc kháng đông theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế trước khi chuyển bệnh.

- Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ: tùy thuộc vào lý do đi khám bệnh của F0, mời bác sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa đến khám bệnh cho F0 tại buồng cách ly.

- Trường hợp F0 có chỉ định nhập viện điều trị bệnh chuyên khoa:

 Bệnh viện không có chuyên khoa tương ứng: liên hệ chuyển F0 đến các bệnh viện có chuyên khoa phù hợp và có khoa/đơn vị Covid-19, chuyển bằng xe cấp cứu hoặc bằng xe chuyên dụng vận chuyển F0.

 Bệnh viện có chuyên khoa tương ứng: cho F0 nhập viện vào khoa/đơn vị Covid-19 để được điều trị chuyên khoa.

- Trường hợp F0 không có chỉ định nhập viện: bệnh viện tư vấn và hướng dẫn F0 tự đánh giá mức đạt các tiêu chí cách ly tại nhà (công văn số 5069/SYT-NVY ngày 28/7/2021 về ban hành hướng dẫn chăm sóc và theo dõi sức khoẻ tại nhà đối với người mắc Covid-19).

Nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà: bệnh viện thông báo qua đường dây nóng đến trung tâm y tế quận, huyện và thành phố để phân công cho trạm y tế phường, xã, thị trấn nơi F0 cư trú chuẩn bị tiếp nhận, chăm sóc và quản lý F0 tại nhà; cho F0 về cách ly tại nhà (sử dụng xe cá nhân hoặc xe taxi chuyên dụng vận chuyển F0), hướng dẫn F0 khi về nhà cần thông báo ngay cho trạm y tế phường, xã, thị trấn hoặc trạm y tế lưu động nơi cư trú biết để được chăm sóc và được cung cấp gói thuốc điều trị tại nhà theo quy định.

Nếu không đủ điều kiện cách ly tại nhà: bệnh viện thông báo đến trung tâm y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức nơi F0 cư trú để chuẩn bị tiếp nhận F0 vào các cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn. Hướng dẫn cách phòng, chống lây lan Covid-19 trước khi cho F0 trở về nhà để chuẩn bị cách ly điều trị tập trung theo quy định (sử dụng xe cá nhân hoặc xe taxi chuyên dụng vận chuyển F0).

Bước 3. Nhập thông tin F0 vào ứng dụng "Hệ thống Quản lý người cách ly và người bệnh Covid-19"

Lưu ý: sau khi nhập thông tin F0 phải bấm chuyển thông tin trên phần mềm đến nơi F0 sẽ cách ly điều trị (trạm y tế nơi người bệnh sẽ cách ly tại nhà hoặc cơ sở cách ly tập trung F0 phường, xã, thị trấn, quận, huyện hoặc bệnh viện điều trị Covid-19).

Bước 4. Chăm sóc F0

Trường hợp F0 cách ly tại nhà: Trung tâm y tế phân công trạm y tế phường, xã, thị trấn nơi F0 cư trú chịu trách nhiệm quản lý F0 tại nhà. Trạm y tế chuyển thông tin F0 đến các trạm y tế lưu động hoặc tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng hoặc phòng khám tư nhân (khi được thành phố được thí điểm triển khai) để cấp túi thuốc điều trị Covid-19 tại nhà (gói thuốc A-B, C), thực hiện chăm sóc và quản lý theo quy định.

Trường hợp F0 cách ly điều trị tại cơ sở cách ly tập trung: áp dụng cho các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ nhưng không đủ điều kiện cách ly tại nhà; F0 được cung cấp gói thuốc điều trị (gói thuốc A, B, C); tiếp tục chăm sóc và điều trị các bệnh lý nền kèm theo nếu có; khuyến khích các cơ sở triển khai các biện pháp nâng cao thể trạng không dùng thuốc hoặc áp dụng các bài thuốc y học cổ truyền theo hướng dẫn Bộ Y tế.

Trường hợp F0 cách ly điều trị tại bệnh viện dã chiến hoặc bệnh viện điều trị Covid-19: chăm sóc, điều trị theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế; tăng cường sử dụng các thuốc kháng vi rút khi có chỉ định; kịp thời hội chẩn và chuyển viện đến các bệnh viện tầng 3 khi F0 bắt đầu có dấu hiệu chuyển nặng.

 
PV

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới