Lần đầu tiên Mỹ nghiên cứu tác hại bụi mịn

Các hạt bụi mịn lơ lửng trong không khí ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây hại đến não bộ, theo kết quả nghiên cứu tại Mỹ kéo dài 17 năm.

Báo cáo được công bố trên tạp chí The Lancet Planetary hôm 19/10, cho thấy ô nhiễm không khí liên quan đến tăng nguy cơ rối loạn thần kinh và nhập viện, trong đó có bệnh Parkinson, Alzheimer và sa sút trí tuệ.

Nghiên cứu kéo dài suốt 17 năm với hơn 63 triệu người cao tuổi tại Mỹ, thông qua chương trình bảo hiểm liên bang Medicare. Các nhà khoa học quan tâm đến hạt bụi mịn trong không khí đường kính nhỏ hơn 2,5 μm (PM 2.5), từ công trường xây dựng, con đường chưa được trải nhựa, cánh đồng, đám cháy. Bụi mịn còn được gọi chung là Particulate Matter, ký hiệu là PM.

Xiao Wu, nghiên cứu sinh về thống kê sinh học tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết hầu hết hạt bụi nhỏ được tạo ra từ các phản ứng hóa học phức tạp, qua khí thải từ các nhà máy điện, công nghiệp và ôtô.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính các hạt bụi mịn gây ra 4,2 triệu ca tử vong sớm vào năm 2016. Chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, gây ra các bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư.

Đây là nghiên cứu đầu tiên trên toàn nước Mỹ về nguy cơ các bệnh thoái hóa thần kinh từ hạt bụi mịn. Nghiên cứu được ba trường kết hợp thực hiện, gồm Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, Trường Y tế Công cộng Rollins thuộc Đại học Emory và Trường Y tế Công cộng Mailman thuộc Đại học Columbia.

Hồi tháng 2, Trường Y tế Công cộng Toàn cầu Gillings thuộc Đại học North Carolina công bố kết quả nghiên cứu cho thấy các hạt bụi mịn liên quan đến trầm cảm và tổn thương não, như mất trí nhớ và lão hóa sớm.

Khói cháy rừng bao trùm bầu trời ở hạt Santa Cruz, bang California hôm 19/8. Ảnh: AP.
Khói cháy rừng bao trùm bầu trời ở hạt Santa Cruz, bang California hôm 19/8. Ảnh: AP.

Theo tiêu chuẩn chất lượng không khí của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), cơ thể vẫn an toàn khi hít thở trung bình 12 μg/m3 một ngày hoặc ít hơn trong một năm. Antonella Zanobetti, tác giả nghiên cứu và là nhà khoa học tại Khoa sức khỏe môi trường của Trường Harvard Chan cho rằng tiêu chuẩn này không đủ để bảo vệ sức khỏe người già Mỹ.

"Chúng ta cần tiêu chuẩn khắt khe hơn và các chính sách giúp giảm nồng độ các hạt bụi PM 2.5, nâng cao chất lượng không khí", Zanobetti nói.

Cứ 5 năm, Đạo luật không khí sạch (Clean Air Act) yêu cầu EPA xem xét các thông tin khoa học và cập nhật các tiêu chuẩn chất lượng không khí. Quy định này nhằm đảm bảo mức độ an toàn và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Tiến sĩ William Vizuete, phó giáo sư tại khoa học môi trường và kỹ thuật trường Đại học North Carolina, cho biết nghiên mới đã đặt ra câu hỏi liệu các tiêu chuẩn EPA hiện tại có bảo vệ sức khỏe người già hay không. Từ đó, gợi ý rằng "con người cần có cái nhìn xa hơn để bảo vệ sức khỏe".

Chất lượng không khí tại Mỹ báo động hơn khi cháy rừng hoành hành ở Colorado, nơi đám cháy Cameron Peak và Calwood đã thiêu rụi hơn 200.000 mẫu đất, khiến hàng nghìn người phải sơ tán. Nhiều khu vực khác ở Mỹ cũng đối mặt với cháy rừng như California và Oregon.

Nguyễn Ngọc (Theo USA Today)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới