Lấy mẫu xét nghiệm nCoV như thế nào?

Để lấy được dịch tỵ hầu hoặc dịch hầu họng, kỹ thuật viên đưa que lấy mẫu vào sâu trong họng, giữ 5 giây, xoay nhẹ. Mẫu lấy không đúng cách thì kết quả xét nghiệm sai.

Thạc sĩ Lê Hoàng Anh, phòng xét nghiệm Virus, Viện Paster TP HCM, cho biết theo quy trình, nhân viên y tế sẽ lấy dịch tỵ hầu trước, nếu không lấy được thì sẽ lấy dịch hầu họng. Để tăng hiệu quả xét nghiệm, nhân viên y tế có thể kết hợp lấy dịch ở cả hai vị trí.

Đối với dịch tỵ hầu, nhân viên lấy mẫu đưa que vào sâu bên trong hầu họng, đến khi cảm thấy có vật cản thì dừng lại. Giữ que ở đó khoảng 5 giây và xoay nhẹ để đảm bảo dịch dính lên đầu que lấy mẫu.

Đối với họng, que lấy mẫu được đưa vào sâu bên trong họng đến khi thấy được vùng amidan ở hai bên, từ từ miết nhẹ từ 3-4 lần, để lấy được dịch ở họng sau.

"Đây là những vị trí khiến người lấy mẫu khó chịu, do đó nhân viên y tế cần tư vấn trước khi tiến hành để người bệnh hợp tác", thạc sĩ Hoàng Anh nhấn mạnh.

Các mẫu bệnh phẩm sau khi lấy sẽ được bọc kín, đảm bảo an toàn tuyệt đối với môi trường bên ngoài rồi đưa đến phòng xét nghiệm khẳng định.

Tiến sĩ Lê Văn Duyệt, Trưởng labo sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết kết quả xét nghiệm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng mẫu. Nhân viên lấy mẫu phải đảm bảo quét được vùng amidan phía dưới ở vùng họng và đảm bảo tăm bông đủ dài để quét được dịch ở vùng tỵ hầu. Nếu lấy mẫu sai, xét nghiệm sẽ cho kết quả âm tính, làm sai lệch kết quả.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm song nguyên nhân sai sót thường không nằm ở quy trình lấy mẫu do nhân viên đều được tập huấn kỹ lưỡng. Do đó, nhân viên y tế nên so sánh kết quả xét nghiệm độc lập giữa các phòng thí nghiệm khác nhau hoặc đối chiếu giữa lâm sàng và kết quả xét nghiệm. Trong trường hợp giữa kết quả xét nghiệm và thực tế lâm sàng của bệnh nhân có sự mâu thuẫn thì tiến hành lại xét nghiệm để kiểm chứng.

Gần một tháng nay, hệ thống xét nghiệm của ngành y tế đã thực hiện xét nghiệm hơn 390.000 mẫu, chiếm 47,8% tổng số mẫu kể từ đầu dịch.

Cả nước có 123 phòng xét nghiệm đủ khả năng xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR, công suất tối đa hơn 46.000 mẫu một ngày. Trong số trên, có 71 phòng xét nghiệm khẳng định, công suất hơn 36.000 mẫu một ngày. Bộ Y tế đã thành lập hệ thống hỗ trợ xét nghiệm tại 3 khu vực để giúp các địa phương nâng công suất xét nghiệm trong trường hợp cần thiết.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới