Mắt đau nhức cộng thêm buồn nôn, không chữa trị kịp thời có thể mù lòa sau vài tiếng

Nhiều người nghĩ đơn thuần các vấn đề về mắt phổ biến chỉ có thể là cận, viễn hay loạn thị. Nhưng có một loại bệnh khác về mắt cực kỳ nguy hiểm đó chính là bệnh tăng nhãn áp.

Theo trang QQ, tăng nhãn áp là một tình trạng bệnh khẩn cấp và cần phải đến bác sĩ ngay lập tức. Việc tổn thương thần kinh thị giác có thể xảy ra trong vài giờ, nếu không được điều trị kịp thời trong vòng 6 - 12 tiếng, người bệnh sẽ bị mất thị lực nghiêm trọng, bị giãn đồng tử và mù lòa.

Các loại bệnh tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp được chia thành nhiều loại, tùy vào mức độ và chẩn đoán chính xác mà bác sĩ chữa trị phù hợp.

- Tăng nhãn áp góc mở

Đây là bệnh tăng nhãn áp phổ biến nhất, dấu hiệu điển hình nhất là thị lực giảm đáng kể vùng ngoại biên. Các triệu chứng thường xảy ra chậm, vì vậy rất khó để mọi người có thể nhận thấy được sự thay đổi.

- Bệnh tăng nhãn áp góc hẹp

Những người rơi vào tình trạng này mô tả rằng "đó là cơn đau mắt tồi tệ nhất trong cuộc đời mình". Một số triệu chứng có thể nhận biết dễ dàng như đau nhói vùng mắt dữ dội, mắt đỏ, nhức đầu, tầm nhìn mờ, hoa mắt thấy có cầu vồng, đồng tử giãn, buồn nôn...

Keyword đầu tiên có dấu

- Bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh

Bệnh này thường xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng bao gồm sợ ánh sáng, co thắt mí mắt, giác mạc to và mờ đục, thường xuyên nheo mắt hoặc nhắm mắt...

- Bệnh tăng nhãn áp thứ phát

Các triệu chứng phụ thuộc nhiều vào mức độ áp lực bên trong mắt. Khi mắt bị viêm (viêm màng bồ đào) có thể khiến cho bệnh nhân dễ xuất hiện thêm các triệu chứng viêm mống mắt. Mống mắt là vòng màu của các mô xung quanh đồng tử, trong suốt, nằm sau giác mạc. Khi mắt tiếp xúc với ánh sáng mạnh, nó sẽ gây kích ứng và gây tổn thương cho mắt, từ đó dẫn tới tăng nhãn áp.

Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác ở mắt có thể là những triệu chứng tiềm ẩn của bệnh tăng nhãn áp như phù giác mạc, chảy máu mắt, bong võng mạc, đục thủy tinh thể...

Khi nào cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ?

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở mắt như đau và đỏ, đây là dấu hiệu điển hỉnh của bệnh tăng nhãn áp góc hẹp cấp tính, viêm, nhiễm trùng hoặc các bệnh nghiêm trọng khác về mắt. Bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức để ngăn ngừa tổn thương hoặc mù mắt vĩnh viễn.

Sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt để điều trị bệnh tăng nhãn áp, các triệu chứng như buồn ngủ, mệt mỏi hoặc khó thở có thể gây ra bệnh tim và phổi.

Keyword đầu tiên có dấu

Hãy cho bác sĩ biết về các loại thuốc bạn đang sử dụng. Có một số loại thuốc không kê đơn, đặc biệt là thuốc điều trị viêm xoang, cảm lạnh, rối loạn tiêu hóa có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính.

Bệnh tăng nhãn áp có thể điều trị được, nhưng một khi thị lực mất đi thì không thể phục hồi lại được. Do đó, điều quan trọng là cần phải đi khám bác sĩ nhãn khoa nếu thấy tình trạng mắt của mình có vấn đề. Đặc biệt trong trường hợp nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp thì cần chú ý hơn.

Phan Hằng (Theo QQ)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới