Mỹ hủy hướng dẫn dùng thuốc sốt rét chữa nCoV

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) gỡ khỏi trang web hướng dẫn về cách kê toa hydroxychloroquine và chloroquine để điều trị nCoV.

Động thái trên của CDC diễn ra 3 ngày sau khi cơ quan này công bố thông tin hướng dẫn về liều lượng liên quan đến hai loại thuốc chống sốt rét trên, dựa trên kinh nghiệm các nước trong điều trị Covid-19. 

CDC đã đưa ra hướng dẫn ban đầu về cách dùng hydroxychloroquine và chloroquine sau khi Tổng thống Donald Trump gây sức ép với các quan chức y tế về việc dùng hai loại thuốc này trong điều trị nCoV. 

Ban đầu, trang web của CDC đăng bài viết Thông tin cho bác sĩ lâm sàng về các lựa chọn điều trị bệnh nhân Covid-19. Bài này viết: "Mặc dù liều lượng và thời gian tối ưu của hydroxychloroquine để điều trị Covid-19 vẫn chưa được xác định rõ, một số bác sĩ lâm sàng Mỹ đã báo cáo về việc kê đơn các loại thuốc này". 

Các chuyên gia y tế nói rằng họ ngạc nhiên trước thông tin này của CDC.

"Tại sao CDC lại thông báo những việc như thế? Vô nghĩa. Thật bất thường", bác sĩ Lynn Goldman, hiệu trưởng Viện Milken tại Đại học George Washington, phát biểu.  

Các bác sĩ và chuyên gia y tế khác cũng chỉ trích hướng dẫn kê toa của CDC, khi trung tâm này không có thông tin về hiệu quả của hai loại thuốc trị sốt rét này trên bệnh nhân Covid-19. 

Ngày 7/4, trang web của CDC đã không còn thông tin trên. Thay vào đó, họ viết trong phần hướng dẫn: "Không có thuốc hay phương pháp nào được CDC phê chuẩn để ngăn ngừa hay điều trị Covid-19", "hydroxychloroquine và chloroquine đang được xem xét dùng điều trị cho bệnh nhân trong các thử nghiệm lâm sàng". 

Jeffrey Flier, cựu hiệu trưởng của Trường Đại học Y khoa Harvard, người chỉ trích hướng dẫn ban đầu từ CDC, đã lên tiếng hoan nghênh phiên bản cập nhật, gọi đó là một cải thiện đáng kể.

CDC vẫn chưa phản hồi câu hỏi của truyền thông về việc gỡ bỏ hướng dẫn ban đầu. Trước đó, CDC cho biết soạn thảo hướng dẫn dùng hydroxychloroquine và chloroquine trong điều trị, theo yêu cầu của Lực lượng đặc nhiệm chống nCoV của Mỹ. Lực lượng này do Tổng thống Donald Trump trực tiếp điều hành. 

Hiện tại, vẫn chưa có thuốc hay vaccine chính thức nào được phê duyệt trong điều trị nCoV. Các loại thuốc tiềm năng vẫn trong giai đoạn thử nghiệm ở các bệnh viện. Tổ chức Y tế Thế giới đang thử nghiệm các loại thuốc trên bệnh nhân tại Na Uy và Tây Ban Nha. 

Bốn loại thuốc tiềm năng WHO chọn thử nghiệm bao gồm Remdesivir là hợp chất chống virus; Chloroquine hoặc hydroxychloroquine là thuốc chống sốt rét; Ritonavir và Lopinavir là thuốc ức chế HIV và sự kết hợp của hai loại thuốc này với interferon beta là một hợp chất kháng virus.

Tính đến ngày 9/4, toàn thế giới ghi nhận hơn 1,5 triệu ca nhiễm nCoV và hơn 88.000 người chết, trong đó Mỹ và châu Âu tiếp tục là điểm nóng. Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với 423.135 ca nhiễm nCoV, tăng 24.326 ca; thêm 1.495 người chết, nâng tổng số lên 14.390. Các chuyên gia Nhà Trắng dự đoán 100.000- 240.000 người Mỹ có thể chết vì nCoV, ngay cả khi người dân tuân thủ yêu cầu không rời khỏi nhà.

Lê Cầm (Theo Reuters)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Y học thường thức - 04/03/2024

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

Y học thường thức - 28/02/2024

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Y học thường thức - 26/02/2024

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới