Nếu thấy 3 dấu hiệu này trên mặt, có thể gan bạn đang bị xơ cứng
Gan được ví như “nhà máy lọc” của cơ thể, các chất độc hại được dạ dày và ruột hấp thụ được chuyển tới gan để lọc, sau đó đào thải ra ngoài cơ thể thông qua mật hoặc nước tiểu. Khi gan gặp vấn đề, chức năng tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể suy giảm, quá trình trao đổi chất cũng diễn ra bất thường.
Khi gan bị tổn thương trong giai đoạn đầu, rất ít các triệu chứng như cơn đau xuất hiện. Tuy nhiên, dù là nam hay nữ, nếu thấy 3 biểu hiện bất thường này trên mặt, có thể gan đang bị xơ cứng.
Da vàng
Nước da của người khỏe mạnh thường sẽ hồng hào, sáng bóng. Nếu thấy da của mình bị sạm đen không rõ lý do, không thể phục hồi trong thời gian dài, điều này có nghĩa là gan đang bị tổn thương nghiêm trọng.
Hầu hết những người bị vàng da đều có liên quan tới bệnh gan. Đây là biểu hiện lâm sàng của việc tăng bilirubin trong máu. Ngoài da, niêm mạc mắt cũng bị vàng theo.
Môi thâm đen
Một khi gan gặp vấn đề, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh nhiệt, giải độc. Lúc này, gan không thể phân hủy kịp thời các chất độc trong cơ thể, khiến độc tố tích tụ lại trong gan. Các hắc sắc tố lắng đọng khiến cho môi bị thâm.
Nổi nhiều mụn
Mụn nổi nhiều trên mặt có liên quan tới gan. Tình trạng căng thẳng, trầm cảm lâu ngày khiến gan không thể hoạt động bình thường, dẫn tới khí huyết lưu thông ở gan bị ngưng trệ. “Rác” trong gan không đào thải ra ngoài được, nó sẽ tìm cách thoát ra và gây ra hiện tượng mụn.
Những thói quen đẩy nhanh quá trình gây tổn thương cho gan
- Tiết kiệm quá mức
Nhiều người có thói quen tiết kiệm quá mức, chẳng hạn như rau củ, trái cây bị hư không nỡ vứt đi, dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần, thớt gỗ dùng nhiều năm không chịu thay…. Như chúng ta đã biết, những đồ bị mốc chứa một loại độc tố có tên aflatoxin.
Đây là “thủ phạm” gây ra ung thư hàng đầu hiện nay. Nếu tiêu thụ hoặc sử dụng lâu dài các sản phẩm có chứa chất độc này, chắc chắn sẽ dẫn tới ung thư gan.
- Thường xuyên tức giận
Thường xuyên nổi cơn thịnh nộ sẽ đảo ngược quá trình lưu thông khí huyết ở gan. Một lá gan bị như vậy chắc chắn sẽ không thể khỏe mạnh được. Việc giữ tình thần thoải mái, cười nhiều, sẽ giúp duy trì các chức năng sinh lý bình thường của gan diễn ra ổn định.
- Uống rượu quá mức
Uống một ly rượu nhỏ mỗi ngày có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể, nhưng nếu uống quá nhiều nó sẽ gây tác dụng ngược. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp rượu là chất gây ung thư số 1.
Nghiện rượu có thể gây ra gan nhiễm mỡ, xơ gan, trong trường hợp nặng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
Để bảo vệ gan cần làm gì?
- Chế độ ăn phù hợp
Gan cần được nuôi dưỡng mỗi ngày bằng cách tránh những thực phẩm gây hại cho cơ thể nói chung. Ngoài ra, cà rốt chứa nhiều vitamin A, có chức năng dưỡng gan, tăng cường hệ miễn dịch và gián tiếp tiêu diệt tế bào ung thư.
Nấm đông cô chứa nhiều vitamin nhóm B. Chất này có thể đẩy nhanh quá trình chuyển hóa một số chất trong cơ thể, không chỉ cung cấp năng lượng cho gan mà còn giúp phục hồi chức năng gan, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.
- Uống trà
Các loại trà xanh hay trà thảo dược nhìn chung rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là gan.
- Tập thể dục
Thừa cân đẩy nhanh sự xuất hiện của gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ là yếu tố khởi phát của bệnh xơ gan. Do đó, bạn cần kiểm soát cân nặng ở mức bình thường, tránh để thừa cân hay béo phì.
Tập thể dục có thể đốt cháy lượng calo dư thừa, kiểm soát cân nặng hiệu quả. Bài tập thích hợp nhất là chạy bộ mỗi ngày. Nó sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu ở gan, thúc đẩy quá trình phục hồi các chức năng gan đang bị tổn thương.
- Hạn chế thức khuya và làm việc quá sức
Cơ thể con người cần nghỉ ngơi điều độ. Nếu bạn thức khuya thường xuyên, gan sẽ hoạt động quá sức, rất có hại cho gan. Khi ngủ, lưu lượng máu sẽ chảy vào gan tăng lên, có thể thúc đẩy quá trình tự sửa chửa ở gan. Vì thế, bạn cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày và ngủ trước 12 giờ đêm.
Phan Hằng (Theo Aboluowang)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo