Người đàn ông phải cắt bỏ môi và tứ chi vì nghĩ mình bị cảm cúm thông thường
Alex Lewis, 39 tuổi, đến từ Hampshire, Anh, có da từ vai ghép quanh miệng sau khi anh bị mất một phần khuôn mặt vì virus ăn thịt, và phải cắt bỏ cả đôi môi.
Thử thách của Alex bắt đầu vào tháng 11 năm 2013, khi anh 32 tuổi. Vào một buổi sáng ngủ dậy, anh gặp phải một cơn cảm cúm tai quái. Alex cho rằng đây là triệu chứng của bệnh cúm thông thường nên chỉ uống thuốc qua loa. Nhưng chỉ 1 tháng sau, anh rơi vào hôn mê khi các cơ quan chính bắt đầu ngừng hoạt động.
Gia đình nhanh chóng đưa Alex vào bệnh viện. Các bác sĩ chẩn đoán anh bị nhiễm trùng liên cầu gây ra nhiễm trùng máu và suy giảm chức năng nhiều cơ quan, khiến anh vào tình trạng thập tử nhất sinh, chỉ có 30% cơ hội sống sót. Khi tỉnh dậy, Alex bỗng thấy mình nằm trong bệnh viện với tứ chi và một phần gương mặt đã bị cắt bỏ.
Để giữ được mạng sống, Alex phải uống tới 50 viên thuốc một ngày, thế nhưng tình hình sức khoẻ vẫn tiếp tục xấu đi. Cánh tay phải là chi duy nhất còn có thể hoạt động của Alex nhưng trong một lần nằm ngủ bị đè lên cũng bị gãy mất.
Alex có đầy đủ lý do để từ bỏ mọi động lực sống, nhưng người đàn ông vẫn luôn lạc quan, tiếp tục vực bản thân dậy. Sau hơn sáu tháng nằm viện và 18 ca phẫu thuật, Alex bắt đầu con đường dài để hồi phục chức năng. Dù cho không còn tay chân, gương mặt lại bị biến dạng nhưng anh vẫn cảm thấy may mắn khi gia đình và bạn bè vẫn ở bên để giúp anh vượt qua.
Năm 2014, anh phải trải qua cuộc phẫu thuật ghép môi từ phần thịt ở vai, nơi có lớp da lành lặn duy nhất có thể cấy ghép.
“Đó là một mảnh da, và nó giống như bạn bị đặt một chiếc túi vào miệng sau đó khâu xung quanh các viền”, Alex chia sẻ, “Tôi đã bị mất ngủ suốt 7 ngày sau cuộc phẫu thuật. Thật không thể tin được là tất cả các dây thần kinh và cơ bắp đã hoạt động trở lại và chúng hoạt động như đôi môi bình thường”.
Sau 6 năm kể từ khi gặp phải cơn bạo bệnh tàn ác, Alex giờ đã trở thành một nhà vận động cho cộng đồng những người bị cụt chi, anh muốn làm nhiều hơn để giúp đỡ tinh thần và sức khỏe của mọi người ở giai đoạn hậu phẫu.
Nhiễm trùng huyết là gì?
Nhiễm trùng máu hay nhiễm khuẩn huyết là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng khi toàn cơ thể phải phản ứng với sự hiện diện của vi trùng trong máu. Trong khi hệ thống miễn dịch vốn có chức năng là bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm trùng, chính nó cũng có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng nguy kịch khi đối phó với nhiễm trùng.
Các trường hợp nhiễm trùng máu nặng có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan nhanh chóng dẫn đến tử vong nên đây được xem là một cấp cứu y tế.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng máu
Bất kỳ nhiễm trùng nào cũng có thể kích hoạt quá trình nhiễm trùng máu. Tuy nhiên, các loại nhiễm trùng sau đây có nhiều khả năng gây nhiễm trùng máu hơn cả:
- Viêm phổi;
- Viêm mô tế bào;
- Nhiễm trùng trong ổ bụng;
- Nhiễm trùng hệ niệu;
- Nhiễm trùng thần kinh trung ương;
- Du khuẩn huyết.
Phát hiện nhiễm trùng máu như thế nào?
Các triệu chứng ban đầu cần nghi ngờ đến nhiễm trùng máu là:
- Sốt cao hay đôi khi thân nhiệt bị hạ thấp;
- Cảm giác ớn lạnh và run rẩy;
- Da lạnh, vã mồ hôi;
- Da mát và nhợt nhạt, nổi bông ở tứ chi, báo hiệu tưới máu mô kém;
- Huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp;
- Nhịp tim nhanh;
- Tăng nhịp thở;
- Thở mệt, thở co kéo;
- Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn ói;
- Lượng nước tiểu ít hay có thể không đi tiểu cả ngày;
- Chóng mặt hoặc cảm giác lừ đừ, đuối sức;
- Lú lẫn hoặc có bất kỳ thay đổi bất thường nào khác về trạng thái tinh thần, như bất lực, sợ hãi về cái chết;
- Mất ý thức.
An An(Dịch theo The Sun)
Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/nguoi-dan-ong-phai-cat-bo-moi-va-tu-chi-vi-nhiem-trung-mau-591252.html
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo