Người mắc Covid-19 có mãi miễn nhiễm?

Các nhà khoa học cho rằng người từng nhiễm nCov có thể sẽ không duy trì được lượng kháng thể trong thời gian dài.

Đại dịch Covid-19 diễn ra hơn nửa năm qua, nhiều câu hỏi về bệnh vẫn chưa có lời giải đáp. Thắc mắc lớn nhất liên quan đến thời gian tồn tại của kháng thể sau mắc Covid-19 và khả năng tái nhiễm của người từng bị bệnh, rằng "người từng bị Covid-19 có mãi miễn nhiễm?". Lời giải cho chúng không chỉ ảnh hưởng đến công tác mở cửa trở lại của các quốc gia, mà còn liên quan đến việc sản xuất vaccine.

Tranh luận càng trở nên gay gắt sau phát biểu của Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Rand Paul ngày 16/7. Ông cho rằng mình và hàng triệu người khác trên thế giới có khả năng miễn dịch với nCoV vì từng nhiễm loại virus này.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Rand Paul trong một cuộc họp báo ở Washington, ông từng cho rằng bản thân đã miễn dịch vì từng nhiễm nCoV. Ảnh: Bloomberg
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Rand Paul trong một cuộc họp báo ở Washington, ông từng cho rằng bản thân đã miễn dịch vì từng nhiễm nCoV. Ảnh: Bloomberg

Trước đó, Paul phát biểu: "Vì chúng ta chưa có vaccine, cách duy nhất để đạt miễn dịch tự nhiên là ngày càng có nhiều người nhiễm virus. Tôi nghĩ việc hàng triệu người có khả năng miễn dịch tự nhiên này là một điều tốt".

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Celine Gounder, nhà dịch tễ học, Phó giáo sư lâm sàng tại Đại học New York, kết quả xét nghiệm kháng thể dương tính chưa đủ để khẳng định một người có khả năng miễn dịch với Covid-19.

Bà nhận định: "Xét nghiệm kháng thể dương tính chỉ nói lên rằng người đó từng bị nhiễm virus, chưa đủ dữ liệu kết luận về khả năng miễn dịch của người đó với nCoV".

Tháng 4 năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng chưa có bằng chứng cho thấy kháng thể chống nCoV đại diện cho khả năng miễn dịch vĩnh viễn với chủng virus này ở người.

Aubree Gordon, Phó giáo sư dịch tễ học, Đại học Michigan, phát biểu: "Đúng là phần lớn người mắc Covid-19 có hình thành và phát triển đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên, chúng tôi không chắc liệu họ có khả năng miễn dịch thực sự không, hay sẽ tái nhiễm".

Cuối tháng 4, Hiệp hội các Bệnh truyền nhiễm Mỹ (IDSA) cảnh báo người từng mắc Covid-19 không nên khẳng định đã miễn dịch hoàn toàn với căn bệnh này.

"Chúng tôi không dám chắc liệu những người sở hữu kháng thể nCoV trong máu có khả năng mắc bệnh trở lại hay không. Tuy nhiên, tại thời điểm này, tôi nghĩ chúng ta nên giả định họ vẫn có nguy cơ tái nhiễm", Tiến sĩ Mary Hayden, người phát ngôn của IDSA tuyên bố. Ông bổ sung: "Chúng ta cũng chưa biết mức độ bảo vệ của các kháng thể đến đâu, một phần hay hoàn toàn, và các kháng thể này tồn tại trong thời gian bao lâu".

Kiểm tra kháng thể Covid-19 trong mẫu máu tại Viện Miễn dịch Trị liệu và Bệnh truyền nhiễm Cambridge, ngày 22/5. Ảnh: Reuters
Kiểm tra kháng thể Covid-19 trong mẫu máu tại Viện Miễn dịch Trị liệu và Bệnh truyền nhiễm Cambridge, ngày 22/5. Ảnh: Reuters

Gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc Học viện Hoàng gia London đã tìm ra bằng chứng cho thấy miễn dịch nCoV sẽ yếu đi chỉ sau vài tuần.

Tiến sĩ William Schaffner, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Vanderbilt, cũng phản đối tuyên bố của Thượng nghị sĩ Paul. Ông cho rằng người từng nhiễm nCoV vẫn nên đi tiêm phòng, nếu vaccine ra mắt.

Schaffner bổ sung thêm: "Chờ đợi virus ‘miễn dịch hóa’ cộng đồng là một khái niệm mang đậm chất lý thuyết của Học thuyết tiến hóa của Darwin - ‘kẻ mạnh nhất sẽ sống sót’. Chúng tôi thường tránh điều đó trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng".

Bên cạnh đó, theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, nhiều bệnh nhân Covid-19 không phát triển triệu chứng. Nghiên cứu hồi tháng 6 cũng cho thấy những người không có biểu hiện bệnh thường có đáp ứng miễn dịch yếu hơn.

Mạnh Kha (Theo CNN

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới