Người nhiễm nCoV không triệu chứng vẫn lây bệnh

TP HCM - 13 bệnh nhân Covid-19 tham gia cuộc nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu, đã không có triệu chứng bệnh song vẫn lây nhiễm cho 4 người tiếp xúc gần.

Phân tích này khiến nhóm nghiên cứu đi đến kết luận: "Người nhiễm nCoV không có triệu chứng có thể lây nhiễm trong cộng đồng".

Nghiên cứu được thực hiện bởi các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Trung tâm Kiểm soát Vệnh tật TP HCM, Bệnh viện Củ Chi, Sở Y tế TP HCM, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford tại TP HCM, Khoa Y Nuffield thuộc Trung tâm Y học Nhiệt đới và Sức khỏe toàn cầu của Đại học Oxford (Anh).

Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Clinical Infectious Diseases ngày 4/6.

Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu nước bọt, dịch họng 14.000 người được cách ly tại một cơ sở cách ly tập trung ở TP HCM từ ngày 10/3 đến 4/4, xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR. Kết quả ghi nhận 49 ca dương tính nCoV. 

Trong số 49 bệnh nhân này, có 30 người tình nguyện tham gia nghiên cứu bao gồm 17 người nhiễm nCoV bên ngoài Việt Nam về nước.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 13 người (43%) không có triệu chứng nCoV,  17 người (57%) xuất hiện triệu chứng. 

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, so với bệnh nhân có triệu chứng, những bệnh nhân không ghi nhận triệu chứng ít có khả năng được phát hiện nCoV trong các mẫu phết mũi họng, tỷ lệ tương ứng là 62% so với 100%. Đồng thời, những người không triệu chứng có độ thanh thải virus nhanh hơn so với người có triệu chứng. Tuy nhiên họ vẫn có thể truyền virus cho người khác.

Cụ thể, hai trong số 13 bệnh nhân không có triệu chứng đã lây nhiễm cho 4 người khác tiếp xúc gần.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết: "Nhiễm nCoV không triệu chứng là tình huống khá phổ biến và virus được phát hiện trong dịch phết mũi họng lẫn nước bọt. Người nhiễm không triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây cho người xung quanh".

Theo nhóm nghiên cứu, số bệnh nhân không có triệu chứng chiếm tỷ lệ cao, làm tăng nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Những người này có thể lây bệnh cho người khác thông qua nước bọt. Do đó, kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc theo dõi, kiểm dịch tại sân bay, tăng cường xét nghiệm RT-PCR nhiều lần với những người cách ly.

Sáng 8/6, Bộ Y tế ghi nhận thêm hai ca nhiễm nCoV, đều từ nước ngoài về, được cách ly ngay. Tổng số ca nhiễm lên 331, trong đó 316 người khỏi bệnh. Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.

Lê Cầm

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới