Người phụ nữ có nồng độ cồn trong nước tiểu cực cao do chứng bệnh hiếm gặp
Một người phụ nữ 61 tuổi ở Mỹ được phát hiện trong nước tiểu có nồng độ cồn cao. Do đó, bác sĩ nghi ngờ bà đã uống quá nhiều bia rượu nên mới dẫn tới tình trạng này. Tuy nhiên, bà nói rằng mình chưa bao giờ uống rượu.
Bác sĩ ban đầu dự định gửi người phụ nữ đến một cơ sở kiểm soát lạm dụng rượu, nhưng đồng thời cũng bối rối khi biết bà không có triệu chứng nghiện rượu. Cuối cùng, bà được chuyển đến Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh (UPMC).
Ảnh minh họa
Các bác sĩ tại đây ban đầu cho rằng người phụ nữ cố tình che giấu chứng nghiện rượu nhưng xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu cũng không tìm thấy ethyl glucuronide và axit sulfuric (hợp chất xảy ra sau khi chuyển hóa rượu).
Do đó, các bác sĩ bắt đầu nghi ngờ bàng quang của người phụ nữ này có chứa nấm men bia và bà cũng bị tiểu đường. Do đó, đường trong nước tiểu kết hợp với nấm men sẽ tạo thành ethanol (rượu), điều này dẫn tới nồng độ cồn cao trong nước tiểu.
Sau khi hội chẩn, bác sĩ nhận định bàng quang của bệnh nhân có xuất hiện của chủng men Saccharomyces cerevisiae (nấm men bia). Đây là căn bệnh có tên là hội chứng lên men bàng quang.
Trường hợp của người phụ nữ này rất hiếm gặp, vì vậy các nhóm nghiên cứu Pittsburgh đã công bố trên Tạp chí khoa học "Annals of Internal Medicine". Hiện tại, bà đang được chờ để ghép gan.
Các nhà nghiên cứu của Trung tâm Y tế Pittsburgh cho biết: "Sau các thí nghiệm và nghiên cứu mới về bệnh lý của phụ nữ này, cách tốt nhất là cấy ghép gan".
Phan Hằng (Theo Orientaldaily)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo