Nhật ký COVID-19 ngày 25/8: Ám ảnh “tái dương tính” và vòng lặp mắc kẹt

Mấy ngày nay đã xuất hiện các ca tái dương tính, báo chí bắt đầu nói về hiện tượng bệnh nhân sau khi điều trị xuất viện thì bị dương tính trở lại...

LTSAnh N. (bệnh nhân số 589) là Giám đốc một công ty tại quận Tân Phú (TP. HCM). Ngày 1/8, anh có kết quả dương tính với COVID-19 sau khi trở về từ Đà Nẵng hôm 25/7. Hiện tại, anh N. đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM.

Khi điều trị tại đây, anh đã có những cảm xúc nhắn nhủ với mọi người rằng: "Dương tính với COVID-19 không hẳn là quá tệ, không phải là chấm hết. Khi vượt qua nó, bạn chiến thắng nỗi sợ hãi về nó, cho bạn thời gian bình tâm hơn để nhìn nhận về cuộc sống. Bạn sẽ nghiêm túc và biết phải làm gì nhiều hơn sau này. Và nó cho bạn sự trải nghiệm tuyệt vời mà chắc mua không có mà cũng đừng nên có”.

Chúng tôi đăng tải những chia sẻ của bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 589 nhằm khuyến cáo mọi người hãy nhớ luôn rửa tay, đeo khẩu trang, tuân thủ các quy định và yêu cầu của cơ quan chính quyền, các quy định về cách ly để mau chóng vượt qua đại dịch.

Về cá nhân, tôi nhận thức rất rõ về hiện tượng này. Tôi tin mình có khả năng đọc hiểu các tài liệu nghiên cứu tin cậy từ các tổ chức quốc tế, tất nhiên tôi luôn kiểm tra, dò hỏi lại với các chuyên gia hàng đầu Việt Nam thì được biết đó là nguy cơ có thật.

Tôi tin chắc, đây là một trong những vấn đề của tôi và tất cả những bệnh nhân COVID-19 ở Việt Nam sẽ gặp phải sau điều trị.

Sẽ đến lúc, ngày xuất viện thì đó là ngày tôi bắt đầu đối mặt với một nguy cơ mới. 

Đâu là nguyên nhân ?

Phương pháp xét nghiệm RT-PCR thời gian thực là công cụ xuất sắc nhất hiện nay để phát hiện người mang virus gây bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này áp dụng với bệnh nhân sau điều trị là không phân biệt được virus sống hay virus chết.

Cách giải quyết là phải phụ thuộc việc nuôi cấy mô để xác định xác chết virus có hoạt động hay không. Mà việc này thực tế rất tốn kém chi phí và tiềm ẩn nhiều rủi ro về việc thoát virus ra môi trường ngoài. Phải có những phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn về an toàn sinh học thì mới làm được. Việc cấp phép cũng được Nhà nước quản lý chặt chẽ.

Về việc này, tôi đã trích dẫn rất nhiều tài liệu ở các bài trước đây, gồm tài liệu trong và ngoài nước đều có nói vì sao.

null

Vì sao gọi là vòng lặp và "mắc kẹt” ?

Khi một ca bệnh tái dương tính thì theo quy định mới nhất hiện nay vẫn được xem đó là một ca bệnh mới. Các quy trình sẽ bắt đầu như một ca bệnh mới, có nghĩa là cách ly, phong toả, tái nhập viện điều trị... Trong quá trình điều trị lại xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR, nếu xác định âm tính 3-4-5-6 lần liên tiếp thì bệnh viện sẽ trả về CDC quản lý.

CDC không đưa về nhà như trước đây mà đưa về khu quản lý cách ly tập trung. Có lẽ CDC hiểu vấn đề tái dương tính sẽ phức tạp cho các F1, hộ dân xung quanh.

Ở khu cách ly 14 ngày lại tiếp tục xét nghiệm với phương pháp RT-PCR. Lại có nguy cơ “dương tính giả” xuất hiện nếu chỉ cần 1 lần dương tính trong 14 ngày cách ly là bạn phải nhập viện lại.

Vòng lặp cứ thế, có khả năng mất vài ba tháng để cơ thể có thể đào thải được hoàn toàn “xác” virus.

Nhận xét của các chuyên gia quốc tế:

"Theo Korea Herald, những bệnh nhân ở Hàn Quốc có kết quả xét nghiệm lại dương tính có rất ít hoặc không có khả năng lây lan virus, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc cho biết.

Các báo cáo về bệnh nhân xét nghiệm dương tính hai lần không chỉ giới hạn ở Hàn Quốc; họ cũng đã đổ vào từ các nước khác, bao gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản. Nhưng sự đồng thuận chung trong cộng đồng khoa học - với tất cả thông tin có sẵn cho đến nay về loại coronavirus mới - là mọi người không bị tái nhiễm mà là kết quả xét nghiệm dương tính giả, Reiss nói.”

Tôi tin chắc cơ quan quản lý CDC hay Bộ Y tế Việt Nam chúng ta biết rõ điều này. Và tôi tin rằng, họ đang nghiên cứu và tìm cách giải quyết. Mong sớm có những kết luận về “tái dương tính” để chúng tôi tránh được việc “mắc kẹt” với vòng lặp này.

Hiện tại thì cứ phải tuân thủ theo quy trình, quy định của Bộ Y tế, chưa thể làm khác được. Tất nhiên, tôi sẽ luôn hợp tác nếu tôi bị “tái dương tính”, ít nhất tôi hiểu vấn đề nằm ở đâu chứ không còn lo lắng rằng tôi bị “dương tính thật”.

Xin cảm ơn tất cả mọi người đã luôn theo dõi và động viên tôi!

Về tình hình các bệnh nhân 589, 601, 602, đều đang có sức khoẻ tốt, ăn uống và tập luyện theo công thức chung cùng nhau, chúng tôi luôn quan tâm và động viên để cùng vượt qua thử thách này.

Chúng tôi vẫn đang được các chuyên gia y tế chăm sóc mỗi ngày, và đang chờ các thông báo nếu có của các bác sĩ điều trị. Chúng tôi luôn biết ơn họ vì đã tận tình chữa trị.

Tôi muốn chia sẽ tất cả những vấn đề tôi đang gặp để các bạn nắm rõ và hiểu rõ hơn, tránh gây hoang mang.

Nếu một ngày nào đó các bạn phải đối mặt với con virus mới này, tôi tin các bạn đã có đầy đủ thông tin và tự tin vượt qua nó.

Chúc tất cả các bạn ngày mới an toàn, sức khoẻ và đừng để bị nhiễm COVID-19 như chúng tôi.

Diệu Thu

 

 
 
 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới