Phát hiện nguyên nhân khiến 600 người mắc bệnh lạ ở Ấn Độ

Viện Dinh dưỡng Quốc gia Ấn Độ cho rằng thuốc trừ sâu là nguyên nhân gây ra căn bệnh bí ẩn của 600 người.

Thị trấn Eluru ở bang Andhra Pradesh (Ấn Độ) là tâm điểm chú ý khi một căn bệnh bí ẩn khiến hơn 600 cư dân phải nhập viện từ ngày 7/12. Các chuyên gia điều tra vụ bùng phát đã phát hiện ra sự hiện diện của hai loại thuốc trừ sâu organochlorine và organophosphorus trong mẫu máu của những người bệnh.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia thành lập một ủy ban gồm 9 thành viên. Kết quả sơ bộ cho thấy dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân gây ra sự bùng phát đợt bệnh lạ vừa qua.

Các bệnh nhân nằm điều trị ở Vijayawada
Các bệnh nhân nằm điều trị ở Vijayawada

Người đứng đầu bang YS Jaganmohan Reddy đã tổ chức đánh giá tình hình ở Eluru. Ông yêu cầu hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu.

“Chỉ thuốc trừ sâu và phân bón được chính quyền cấp phép mới được giao cho nông dân và nông dân cần nâng cao nhận thức về việc sử dụng chúng”, ông Reddy nói.

Ngoài ra, niken và chì cũng được phát hiện trong các mẫu máu, nước tiểu của bệnh nhân. Thuốc trừ sâu có thể dẫn đến tình trạng như vậy vì chúng chứa kim loại nặng.

Các nhà khoa học còn thấy dấu vết thủy ngân trong các mẫu gạo thu thập từ Eluru và cần phải kiểm tra thêm. Dư lượng thuốc trừ sâu cũng được tìm thấy trên cà chua.

Viện Y tế Dự phòng Ấn Độ đã xét nghiệm 19 mẫu nước và phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đó. Họ không tìm thấy kim loại nặng trong các mẫu này và mức Ecoli trong nước bình thường.

An Yên (Theo India Today)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới