Sốc nhiệt trong ôtô đậu dưới trời nắng

Ngồi trong ôtô đậu một chỗ đóng kín cửa, dù bật điều hòa hay không, chỉ một tiếng đồng hồ cơ thể đã thiếu oxy, sốc nhiệt, não bộ tổn thương.

Bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định ở lâu trong ôtô đóng kín, nhất là khi xe đậu dưới trời nắng, rất nguy hiểm, dù xe có bật điều hòa hay không. 

Khi xe đóng kín, không bật điều hòa, nhiệt độ trong xe cao gần gấp đôi nhiệt độ ngoài trời. Trong một giờ đầu, người ở bên trong sẽ có nguy cơ bị ngạt thở do thiếu oxy, sốc nhiệt, mất nước và dịch. 

Hiện nay, thời tiết các tỉnh miền Bắc nắng nóng, có nơi lên tới 40 độ, làm cho sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài xe càng cao, quá trình ngạt thở, sốc nhiệt diễn ra càng nhanh. Người già và trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng hơn cả.

"Thời gian dẫn đến các tai biến sức khỏe và hệ quả còn tùy vào thể trạng từng người, số lượng người trong xe, chênh lệch nhiệt độ ngoài trời. Càng nhiều người trong xe thì oxy càng mau hết", bác sĩ cho biết.

Khi cơ thể thiếu oxy, não bộ tổn thương, có thể dẫn tới các phản xạ co cứng, hoặc hôn mê, nguy cơ tử vong nhanh hơn, sau 2-3 giờ hoặc hơn.

Khi xe đóng kín, nổ máy và bật điều hòa, nhiệt độ khá dễ chịu. Song cơ thể lại có nguy cơ ngộ độc carbon monoxide (CO).

CO là một loại khí không màu, không mùi, rất độc, khi vào cơ thể, triệu chứng ban đầu là mệt mỏi. Khi xe bật điều hòa, mức oxy (O2) giảm, khí CO phát sinh trong khi xe hoạt động tăng làm giảm lượng O2 đi vào máu, khiến cơ thể bị sốc hoặc có thể đột ngột tử vong. Tùy tính năng cơ học của chiếc xe mà lượng khí thải CO khác nhau, làm người trong xe ngạt thở nhanh hoặc chậm.

Theo Goody Feed, các chuyên gia thế giới cũng cảnh báo nhiều lần về thói quen đỗ xe bật điều hòa, ngủ trưa nhanh trong ôtô, là điều cực kỳ nguy hiểm. Chưa đầy một giờ người ta có thể chết vì ngộ độc khí carbon monoxide (CO).

Ngoài ra, một quan niệm sai lầm phổ biến của nhiều người là mở cửa sổ xe hơi để thông gió, thoáng khí. Các chuyên gia cảnh báo, ngay cả khi cửa sổ xe mở, carbon monoxide sẽ tích tụ ở mức thấp hơn, khiến nồng độ oxy trong máu bị hạ thấp, dẫn đến mất chất lỏng cơ thể.

Theo bác sĩ Chính, tốt nhất không nên ở lâu trong ôtô, kể cả khi mở cửa. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa việc lái ôtô hàng giờ khi xe đóng kín cửa và khi ngủ trong xe đóng kín đang đỗ.

Khi lái xe, bạn nhận thức được nhiệt độ trong xe cũng như bất kỳ rò rỉ khí nào có thể xảy ra, cơ thể cũng tự động điều hòa thân nhiệt phù hợp. Mọi người có xu hướng tìm đến cửa sổ nếu bắt đầu cảm thấy ngột ngạt hoặc cần không khí trong lành. Ngược lại, ngủ bên trong xe hơi hoặc bị nhốt trong xe, không thể mở cửa, cơ thể dễ tăng nhiệt và bị tấn công bởi khí CO.

Các bác sĩ khuyên tài xế chỉ nên ngủ trong xe khi gặp trường hợp khẩn cấp và đặt báo thức. Cách tốt nhất là tìm một khu vực nghỉ ngơi và rời khỏi xe.

Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới