Sử dụng lại khẩu trang cũ liệu có an toàn?

Covid-19 có thể dễ dàng lây từ người sang người qua các hạt bắn từ đường hô hấp. Việc đeo khẩu trang thường xuyên là khuyến cáo bắt buộc. Nhưng liệu sử dụng lại khẩu trang có đảm bảo an toàn?

Các bác sĩ tuyến đầu chống chọi với bệnh tật được trang bị khẩu trang N95. Đây là loại khẩu trang chuyên dụng giúp ngăn chặn 95% các hạt có trong không khí. Không chỉ ngành y tế, các ngành khác như xây dựng, mỏ cũng dùng khẩu trang N95 để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Tuy nhiên, lượng khẩu trang N95 rất có hạn, nhất là trong tình trạng dịch Covid-19 đang lan rộng như hiện tại. Liệu còn cách nào khác để bảo vệ hệ hô hấp trước sức tấn công khủng khiếp của tác nhân gây bệnh?

Sử dụng lại khẩu trang cũ liệu có an toàn?

Khẩu trang là phương tiện đơn giản và tiết kiệm để chống lại tác nhân gây bệnh.

Ông Lucy Wilson, Chủ tịch bộ phận y tế ĐH Maryland County cho hay: “Từ trước đến nay, việc tái sử dụng khẩu trang là sai quy tắc thực hành y tế. Nhưng hoàn cảnh hiện tại không cho phép chúng ta lãng phí. Đeo khẩu trang dù trong điều kiện nào cũng sẽ tốt hơn là không sử dụng”.

Vì vậy, chúng ta có thể tái sử dụng khẩu trang một cách an toàn và hiệu quả theo các khuyến cáo của chuyên gia y tế.

Hãy thận trọng khi đeo và tháo khẩu trang

Bạn nên rửa tay trước khi đeo khẩu trang, trước khi tháo khẩu trang và thậm chí sau khi đã tháo khẩu trang. Đừng biến khẩu trang thành một vật chứa virus và mầm bệnh.

Sau một ngày dài sử dụng, mặt trước của khẩu trang sẽ nhiễm bẩn, bạn nên cầm vào dây quai và mặt dưới của nó khi muốn tháo ra. Hãy nhớ tuyệt đối đừng chạm tay vào mặt trước.

Nếu mang khẩu trang vải, hay giặt thường xuyên

Một nghiên cứu vào năm 2015 được công bố trên Tạp chí y tế BMJ Open cảnh báo về việc sử dụng khẩu trang vải trong y tế. Các nhà khoa học phản đối việc sử dụng khẩu trang vải vì nó giữ ẩm, lọc kém và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho người dùng thay vì bảo vệ họ. Nghiên cứu còn cho thấy khẩu trang chuyên dụng an toàn gấp 3 lần khẩu trang vải.

Những người buộc phải dùng khẩu trang vải nên giặt nó thật thường xuyên nhất có thể.

Đảm bảo khẩu trang thật khô ráo trước khi sử dụng

Một chiếc khẩu trang ẩm là môi trường thích hợp cho các vi sinh vật sinh sôi. Hãy lưu giữ khẩu trang của mình ở nơi khô ráo, thoáng mát, ví dụ như túi giấy.

Các chuyên gia còn khuyến khích nên làm khô khẩu trang bằng lò vi sóng trong nhiệt độ 70 độ C. Chỉ cần nhiệt độ như vậy là đủ để tiêu diệt hầu hết virus gây bệnh.

Khi nào nên loại bỏ khẩu trang cũ?

Các tổ chức y tế thế giới khuyến cáo nên vứt bỏ khẩu trang cũ khi nó bị ẩm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm khô nó trong nhiệt độ 70 độ C để tái sử dụng. Một chiếc khẩu trang thực sự không thể dùng được nữa khi nó quá lỏng để ôm sát khuôn mặt hoặc đã bị thủng hay dính các vết bẩn không thể được tẩy sạch.

Các chuyên gia cũng cho hay, đeo khẩu trang không phải là cách duy nhất để ngăn chặn Covid-19 lây lan. Bạn cần phải rửa tay thường xuyên, không chạm tay lên mặt, lên mắt, thường xuyên lau chùi các bề mặt trong nhà.

PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Viện Trưởng Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và mội trưởng y tế, Bộ Y tế hướng dẫn cách tiệt trùng khẩu trang, gồm 2 bước chính:

Bước 1: Phun/xịt nước khử khuẩn, nước sát trùng lên khẩu trang hoặc có thể thay thế bằng nước muối sinh lý 9‰ để tạo độ ẩm (nếu không xịt ẩm, khẩu trang sẽ bị cháy).

Bước 2: Đặt khẩu trang vào lò vi sóng ở công suất viba 800W và quay trong 1 phút.

Lưu ý, mỗi lần tiệt trùng chỉ áp dụng với 1 chiếc khẩu trang.

Kết quả nghiên cứu của Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường cho thấy, khẩu trang sau khi được tiệt trùng bằng cách này sạch tối đa (99,999999%).

Trường Giang (Theo HuffPost)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới