Thành công vaccine Oxford đến từ sai sót tình cờ

Sơ suất tiêm thiếu một nửa lượng vaccine ở mũi thứ nhất cho tình nguyện viên, các nhà khoa học tại Đại học Oxford đã thu được hiệu quả bất ngờ.

Vào mùa xuân, các nhà khoa học tại Viện Jenner, Đại học Oxford, bối rối bởi nhóm tình nguyện viên thử nghiệm vaccine ChAdOx gặp tác dụng phụ nhẹ hơn nhiều so với dự kiến. Khi kiểm tra lại, họ phát hiện 500 người chỉ được tiêm một nửa liều dùng cho mũi đầu tiên.

Thay vì bắt đầu lại, các chuyên gia tăng số người tham gia nghiên cứu và tiêm cho họ liều lượng chính xác. Những người "tiêm nhầm" nửa mũi vaccine đầu vẫn nằm trong chương trình. Họ được tiêm đủ liều ở mũi thứ hai. Như vậy, thử nghiệm vô tình được chia thành hai phác đồ: hai mũi và 1,5 mũi.

Kết quả, vaccine tiêm đủ liều chỉ đạt 61% độ bảo vệ, trong khi nhóm tiêm 1,5 mũi hiệu quả tới 90%.

Ông Menelas Nicolas Pangalos, phó chủ tịch bộ phận Nghiên cứu và Phát triển tại AstraZeneca, cho biết: "Lý do chúng tôi có thử nghiệm nửa mũi chỉ là do tình cờ. Khi kiểm tra lại, chúng tôi mới biết họ đã tiêm thiếu nửa mũi vaccine".

Sau khi nhận báo cáo, các nhà quản lý đã cho phép hãng tiếp tục thử nghiệm trên hơn 20.000 tình nguyện viên. Sự nhầm lẫn cuối cùng dẫn đến kết quả lâm sàng được Thủ tướng Anh Boris Johnson ca ngợi là "tin cực kỳ thú vị".

Giáo sư tại Đại học Oxford đang nghiên cứu vaccine ChAdOx. Ảnh: PA
Giáo sư tại Đại học Oxford đang nghiên cứu vaccine ChAdOx. Ảnh: PA

Giáo sư Jonathan Van Tam, Phó Giám đốc Y tế Anh, cho biết ông thực sự phấn khích khi giờ đây, thế giới đã có ba loại vaccine hiệu quả.

AstraZeneca đủ khả năng cung cấp 20 triệu liều vaccine vào đầu năm sau. Trước mắt, hãng dự kiến sản xuất 4 triệu liều. Song phát hiện mới về vaccine nửa mũi có thể nâng số người được tiếp cận sản phẩm thành 8 triệu.

Dự kiến, hãng sẽ nộp dữ liệu để Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe (MHRA) đánh giá trong vài ngày tới. Tom Keith-Roach, chủ tịch AstraZeneca cho biết có thể phân phối 19 triệu liều vaccine vào cuối năm nay. Theo ông, kết quả của hàng loạt thử nghiệm được công bố gần đây là bước tiến quan trọng giúp đẩy lùi Covid-19.

"Đây chưa phải yếu tố giúp kết thúc cuộc chiến với đại dịch, nhưng đối với tôi, nó giống việc phát hiện ra radar trong Thế chiến Thứ hai. Giờ đây, chúng ta thực sự nắm trong tay công nghệ chống lại virus và giành chiến thắng", Keith-Roach nói.

Ngày 23/11, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock, cho biết: "Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ trong vài tuần tới, chúng tôi xem xét khả năng bắt đầu chương trình tiêm chủng vaccine Oxford-AstraZeneca và cả vaccine Pfizer vào tháng 12".

Tuần trước, trong một buổi dự thảo, Dịch vụ Y tế Quốc gia đề xuất tất cả người trên 18 tuổi tiêm phòng trước tháng 4 nếu vaccine được phê duyệt khẩn cấp.

Thục Linh (Theo Telegraph)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới