Những dấu hiệu cơ thể mất nước bao gồm nước tiểu sẫm màu, sụt cân và cảm giác khát cháy cổ. Do đó, nếu thường xuyên cảm thấy khát đi kèm với việc thường xuyên buồn tiểu, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để xét nghiệm tiểu đường.
Cả tiền tiểu đường và tiểu đường có thể tác động tiêu cực đến thị giác của bạn. Khi lượng đường trong máu dao động mạnh từ cao xuống thấp sẽ khiến chất lỏng rò rỉ vào mắt. Điều này xảy ra vì cơ thể đã hoạt động quá mức để lấy càng nhiều nước càng tốt từ các tế bào nhằm loại bỏ lượng đường dư thừa. Cuối cùng việc này gây ảnh hưởng đến đôi mắt, khiến mắt sưng lên, thay đổi hình dạng và giảm tầm nhìn.
Mệt mỏi cực độ
Giống như cách mà lượng đường trong máu dư thừa có thể dẫn đến đói thì cơ thể cũng có thể kiệt sức theo kiểu tương tự. Khi cơ thể không nhận được nhiên liệu cần thiết, mặc dù ăn đầy đủ bữa ăn, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Triệu chứng này cũng có thể làm trầm trọng thêm các nguy cơ khác đối với tiền tiểu đường.
Nhưng khi sự mệt mỏi là mãn tính bạn sẽ khó hoạt động thể chất hơn. Lối sống ít vận động và chế độ ăn uống kém là hai yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với tiền tiểu đường.
Tê bì chân tay
Theo thống kê năm 2017 của Diabetes Care, hiện tượng cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân tê bì hoặc có cảm giác châm chích xảy ra ở hơn một nửa bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2. Nguyên nhân là do tiểu đường làm giảm lượng máu lưu thông tới các chi và dần dần làm hư hại các mạch máu và dây thần kinh tại đây.