Thực phẩm bị cấm ở các nước

Thịt gà xử lý bằng clo bị cấm ở châu Âu, Nga; gan ngỗng không được phép tiêu thụ ở Ấn Độ, Israel...

Ở châu Âu, thịt gà qua xử lý bằng clo đã bị cấm bán từ năm 1997. Clo được sử dụng để loại trừ khả năng nhiễm khuẩn salmonella và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác. Phương pháp này nguy hiểm vì hàm lượng clo cao có thể gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Năm 2010, lệnh cấm tương tự cũng đã được thực hiện ở Nga.

Thịt của bò, lợn và gà tây được nuôi bằng thức ăn có ractopamine cũng bị cấm bị cấm ở 160 quốc gia, bao gồm các nước châu Âu, Trung Quốc và Nga. Hormone này kích tích động vật tăng trưởng nhanh hơn. Các nhà khoa học tin rằng loại thịt này có thể gây hại cho con người và dẫn đến các bệnh tim mạch.

Gan ngỗng là một trong những món ăn xa hoa và hấp dẫn trên thế giới. Sau khi thực hiện chế độ vỗ béo đặc biệt trong vòng hai tuần, người ta sẽ mang ngỗng ra giết mổ và lấy gan chế biến. Các nhà hoạt động vì quyền động vật cho rằng việc nhốt các con ngỗng trong lồng hẹp và bắt chúng ăn thật nhiều qua ống nhồi là hành vi sai trái. Các nước đã ban lệnh cấm ăn gan ngỗng là Ấn Độ, Israel, Argentina, nhiều nước ở châu Âu và các bang tại Mỹ.

Ăn thịt nướng gây hại hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến ung thư. Ảnh: Brightside
Ăn thịt nướng gây hại hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến ung thư. Ảnh: Brightside

82% sản lượng đậu nành trên thế giới ngày nay là loại biến đổi gen (GMO). Tác động của GMO với cơ thể con người chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng GMO bị cấm ở một số nước châu Âu, Nga, các nước vùng Vịnh Ba Tư và các quốc gia khác. Hơn nữa, nước tương cũng có thể chứa ethyl carbamate, một chất gây ung thư.

Thạch trong cốc nhỏ cũng gây nguy cơ hóc, sặc với trẻ em. Những đồ ngọt này cũng có thể chứa konjac, một loại sợi bị phồng lên khi tiếp xúc với hơi ẩm và có thể bị mắc kẹt trong cổ họng khiến cho chúng ta khó có thể thực hiện các biện pháp sơ cứu. Do đó thạch bị cấm ở châu Âu, Australia và các nước khác.

Thạch gelatin bị cấm ở Châu Âu, Australia do chứa chất gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ. Ảnh: Brightside
Thạch gelatin bị cấm ở Châu Âu, Australia do chứa chất gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ. Ảnh: Brightside

Khoai tây chiên và khoai tây chiên lát mỏng có chứa olestra, một chất thay thế chất béo tổng hợp, bị cấm ở Canada và châu Âu. Loại chất này ngăn cơ thể hấp thụ các chất và vitamin hữu ích và có thể dẫn đến các vấn đề dạ dày. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến thành phần của phô mai, bơ thực vật, bánh quy giòn, kem và các sản phẩm khác.

Khoai tây nghiền ăn liền cũng bị cấm ở các nước châu Âu, Nhật bản do thường sử dụng butylhydroxyanisole (ВiT, А320) là một chất bảo quản có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ. Ngoài ra, chất này cũng có thể tìm trong các sản phẩm khác như thực phẩm đông lạnh, súp và sốt mayonnaise. 

Tại Đan Mạch, các thanh ngũ cốc, bột yến mạch và các sản phẩm tương tự bị cấm trong khi nó được coi là thực phẩm lành mạnh có chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Thú y Đan Mạch, chúng có chứa quá nhiều chất độc hại, có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan và thận trẻ em nếu sử dụng thường xuyên.

Thùy Anh (Theo Bright side)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới