Tiết lộ về loại ung thư khó phát hiện nhưng nguy cơ tử vong cao

06:54 10/09/2019 - Y học thường thức
NDĐT - Tỷ lệ sống thêm năm năm chung cho tất cả các giai đoạn của ung thư tụy không quá 4%.
TS Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám và tư vấn cho người bệnh.
TS Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám và tư vấn cho người bệnh.

Ung thư tụy là một trong những bệnh lý ác tính nhất của đường tiêu hóa, đứng hàng thứ sáu trong các ung thư đường tiêu hóa và thứ năm về tỷ lệ tử vong.

Nguyên nhân gây ung thư tụy chưa được làm rõ. Một số yếu tố nguy cơ của ung thư tụy bao gồm hút thuốc lá, béo phì, di truyền, đái tháo đường, chế độ ăn, lối sống ít vận động.

TS Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ở giai đoạn sớm, ung thư tụy không có triệu chứng đặc hiệu, các biểu hiện lâm sàng mơ hồ, bệnh thường được phát hiện tình cờ. Đến khi phát hiện muộn, bệnh nhân có biểu hiện đau thường gặp nhất ở vùng thượng vị, hay vùng hạ sườn phải, chiếm tỷ lệ 80-90% trong số các ung thư tuỵ và hay gặp hơn ở các ung thư thân và đuôi tuỵ, đau ở bụng dưới trong thời gian dài trước khi biểu hiện các triệu chứng khác.

Ngoài ra, bệnh nhân ung thư tụy còn có một số biểu hiện như: vàng da, sốt, sút cân, đầy hơi, nôn, chướng bụng, thiếu máu, ỉa chảy, táo bón, mệt mỏi… Trong đó, vàng da là hậu quả của khối u xâm lấn đường mật và kèm theo ngứa. 80-90% bệnh nhân u đầu tuỵ có vàng da, chỉ có 6% số bệnh nhân u ở thân và đuôi tuỵ, vàng da tắc mật tiến triển từ từ, ngày càng tăng dần, vàng đậm. Tình trạng nhiệt độ tăng kèm rét run như triệu chứng của áp xe đường mật gặp ở 10% bệnh nhân có ung thư đầu tuỵ, nhưng không thường gặp.

TS Đỗ Tuấn Anh khuyến cáo, người dân nên đi kiểm tra định kỳ thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, đặc biệt khi có các triệu chứng bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có phương pháp xử lý đúng đắn.

“Tùy vị trí và giai đoạn bệnh có các phương pháp điều trị tương ứng. Đối với u vùng đầu tụy, phẫu thuật cắt khối tá tụy là phương pháp duy nhất có tính triệt căn, giúp kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, có một số phương pháp phẫu thuật khác như: cắt khối tá tụy, nối tắt, mổ thăm dò, sinh thiết; điều trị hóa chất, hóa trị bổ trợ”, BS Tuấn Anh cho biết.

Với những trường hợp có chống chỉ định cắt khối tá tụy, các phương pháp phẫu thuật tạm thời bao gồm: nối tắt, mở thông hỗng tràng, dẫn lưu mật… chỉ nhằm mục đích điều trị triệu chứng và dinh dưỡng cho bệnh nhân.

BS Tuấn Anh cho biết thêm, việc điều trị phẫu thuật can thiệp cần kết hợp với chăm sóc giảm nhẹ. Đây là hoạt động nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh. Thông qua sự ngăn ngừa và làm giảm gánh nặng họ chịu đựng bằng cách giúp họ nhận biết sớm, đánh giá toàn diện và điều trị các vấn đề khác như thể lực, tâm lý, xã hội. Trong ung thư tụy, chăm sóc giảm nhẹ bao gồm điều trị đau, điều trị tâm lý, xử trí tình trạng nặng khác cho bệnh nhân.

                                                                                                                 THIÊN LAM

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới