Tìm vũ khí chống Covid-19 từ vaccine lao, sởi

Giới khoa học gấp rút thử nghiệm xem có thể dùng vaccine sẵn có như lao phổi, sởi hay bại liệt để ngừa nCoV hay không

Giới khoa học gấp rút thử nghiệm xem có thể dùng vaccine sẵn có như lao phổi, sởi hay bại liệt để ngừa nCoV hay không

Việc phát triển và sản xuất vaccine chống Covid-19 đòi hỏi thời gian dài tới18 tháng. Trong khi chờ đợi, các nhà khoa học tìm chiến lược mới: sử dụng những loại vaccine quen thuộc và rẻ tiền, vốn dùng chống bệnh truyền nhiễm khác, để ngăn ngừa nCoV.   

Hy vọng thắp lên sau một nghiên cứu công bố đầu tháng này, cho thấy tại các quốc gia có chương trình tiêm chủng lao (vaccine BCG) rộng khắp, tỷ lệ tử vong do nCoV thấp hơn các nước không tiêm chủng rộng.  

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm chuyên gia Mỹ và Ireland. Tiến sĩ Paul Hegarty, đồng tác giả của công trình, cho biết vaccine từng được sử dụng cho bệnh ung thư bàng quang, làm chậm quá trình lây lan và tái phát. Vì vậy nhóm chuyên gia quyết định kiểm tra tác dụng của nó với Covid-19.     

BCG là loại vaccine an toàn và phổ biến nhất thế giới. Một số quốc gia có chương trình tiêm chủng trên diện rộng, trong đó có Việt Nam. Một số khác như Canada hay Mỹ chỉ khuyến nghị sử dụng cho nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh, theo cơ sở dữ liệu của BCG World Atlas.

Vaccine BCG phòng bệnh lao phổi. Ảnh: Shutterstock
Vaccine BCG phòng bệnh lao phổi. Ảnh: Shutterstock

Các nhà nghiên cứu chia dữ liệu về Covid-19 của 153 quốc gia thành hai nhóm: nhóm có chương trình tiêm chủng lao bắt buộc và nhóm không. Sau khi tính toán các sai số, họ kết luận nhóm đầu có tỷ lệ nhiễm nCoV là 0,8/1.000.000 người Trong khi đó con số này ở nhóm thứ hai là 34,8/1.000.000, cao hơn rất nhiều. Tỷ lệ tử vong ở nhóm một cũng thấp hơn.      

Tiến sĩ Hegarty nói: "Chúng tôi khá bối rối với điều này nên đã tiến hành phân tích từng nước riêng biệt. Kết quả vẫn cho thấy những vùng có chính sách tiêm chủng lao bắt buộc ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19 hơn".  

Nhiều nghiên cứu chưa qua bình duyệt cũng có kết quả tương tự.

Phân tích trước đó của Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg cho thấy tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở các quốc gia có chương trình tiêm BCG đại trà thấp hơn 5,8 lần so với khu vực không có.   

Nhiều nhóm nhà khoa học trên thế giới đang tiến hành các thử nghiệm ngẫu nhiên đối với BCG để xem xét độ hiệu quả. Tình nguyện viên là các nhân viên y tế tuyến đầu. Các đồng nghiệp của tiến sĩ Hegarty đã tham gia một công trình ở Mỹ, có thể được mở rộng sang Ireland và Anh. Kết quả sẽ chứng minh những điều mà các nghiên cứu cấp quốc gia chưa làm được, theo Tiến sĩ Madhukar Pai, Đại học McGill, Canada.

Trẻ em Philippines được tiêm phòng lao phổi năm 2019. Ảnh: AFP
Trẻ em Philippines được tiêm phòng lao phổi năm 2019. Ảnh: AFP

Bên cạnh BCG, các nhà khoa học cũng cân nhắc sử dụng một số loại vaccine khác để ngăn ngừa Covid-19.      

Tiến sĩ Robert Gallo, một chuyên gia về virus, cho biết ông đang dẫn đầu dự án thử nghiệm vaccine bại liệt đường uống cho nCoV. Nghiên cứu trước đây cho thấy vaccine bại liệt giúp kích hoạt khả năng miễn dịch tạm thời ở người, bảo vệ cơ thể khỏi các virus ARN như cúm. Ông Gallo hy vọng nó có thể tạo ra "phòng tuyến" ngắn hạn, đẩy lùi nCoV -  cũng là một chủng virus ARN.      

Tiến sĩ Robert Gallo, một trong những chuyên gia về virus từng phát hiện ra virus HIV, cho biết ông đang dẫn đầu dự án thử nghiệm vaccine bại liệt đường uống cho nCoV. Nghiên cứu trước đây cho thấy vaccine bại liệt giúp kích hoạt khả năng miễn dịch tạm thời ở người, bảo vệ cơ thể khỏi các virus ARN như cúm.

Tiến sĩ Gallo hy vọng nó có thể tạo ra "phòng tuyến" ngắn hạn, đẩy lùi nCoV - cũng là một chủng virus ARN. Ông nhận định cần thực hiện nhiều nghiên cứu nhanh để xác định liệu nó có hiệu quả lâu dài và chống lại được làn sóng thứ hai của Covid-19 hay không.

Vaccine bại liệt đường uống được phát triển từ virus sống nhưng có độc lực yếu hơn. Một nghiên cứu từ thập niên 70 cho thấy số bệnh nhân mắc cúm mùa giảm rõ rệt sau khi triển khai chiến dịch tiêm chủng bại liệt đại trà. Song tiến sĩ Denise Faustman, trưởng khoa miễn dịch tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, khuyến cáo việc sử dụng vaccine sống cho người có hệ miến dịch yếu cũng để lại một số rủi ro nhất định.

Trong khi đó, các nhà khoa học từ Đại học Cambridge chú trọng vào MMR - vaccine sởi, quai bị và rubella. Họ phát hiện virus rubella và nCoV có định dạng chuỗi axit amin tương đồng đến 29%. Điều này cho thấy miễn dịch được MMR tạo ra cũng có thể chống lại Covid-19.      

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ các bệnh nhân ở Anh, đánh giá nồng độ kháng thể và so sánh nó với mức nghiêm trọng của triệu chứng.

"Chúng tôi nghĩ rằng MMR không trực tiếp ngăn ngừa nhiễm trùng, nhưng có khả năng khiến bệnh của người nhiễm nCoV bớt nghiêm trọng hơn", báo cáo có viết.      

Viện Pasteur của Pháp cũng đang tiến hành nghiên cứu tương tự, cải tiến vaccine sởi sẵn có để "đánh lừa" cơ thể sản sinh miễn dịch chống lại nCoV. Tháng 3, Liên minh Đổi mới và Phòng chống Dịch bệnh Na Uy đã phê duyệt khoản tài trợ ban đầu trị giá 4,9 triệu USD cho công trình tiền lâm sàng của viện.

Song một số chuyên gia tỏ ra thận trọng, nhấn mạnh cần thực hiện thêm nhiều phân tích trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Ashley St John, một nhà miễn dịch học từ Đại học Y khoa Quốc gia Singapore, nhận định BCG chủ yếu được tiêm ở độ tuổi rất nhỏ. Bệnh lao lại do vi khuẩn chứ không phải virus gây ra như Covid-19.      

"Chúng ta đang phân tích phản ứng của hệ miễn dịch với vi khuẩn và cho rằng nó có thể bảo vệ cơ thể người khỏi virus. Hơi khó để tìm hiểu xem liệu nó có hiệu quả hay không", bà nói.

Thục Linh (Theo SCMP)

Nguồn: https://vnexpress.net/tim-vu-khi-chong-covid-19-tu-vaccine-lao-soi-4085500.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới