Vai trò của túi mật

Túi mật nằm ở hạ sườn phải của bụng, phía dưới gan. Túi mật là một cơ quan nhỏ, dạng túi, giống như quả lê để chứa dịch mật. Mật được gan tạo ra, giúp cho sự tiêu hóa mỡ và một vài loại vitamin. Khi bạn ăn thức ăn, cơ thể sẽ gởi tín hiệu để túi mật tiết mật qua ống dẫn mật đổ vào ruột non.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Sỏi túi mật

Bạn bị sỏi mật khi mất kết dính với nhau và tạo thành cục cứng, gọi là sỏi mật. Sỏi có kích thước thay đổi từ nhỏ như hạt cát đến to bằng quả bóng bàn, có thể có một hay nhiều viên sỏi trong túi mật.

 Viêm túi mật

Nếu sỏi túi mật đi vào trong một ống dẫn mật và làm nghẽn dòng chảy của mật, khiến cho túi mật có thế bị viêm, gọi là viêm túi mật. Viêm túi mật có các triệu chứng sau: buồn nôn, nôn ói và đau bụng, nhất là đau vùng hạ sườn bên phải. Vi khuẩn có thể là nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh có thể bị đau khi hít sâu và có thể cảm thấy đau vùng sau lưng hay vùng vai phải.

Ảnh minh họa

 

Các dạng sỏi túi mật

Phần lớn sỏi mật được tạo thành từ cholesterol tích tụ lại. Nhưng với một số người mắc bệnh xơ gan và bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm thì có một loại sỏi mật khác gọi là sỏi sắc tố. Tất cả các loại này đều được cấu tạo bởi bilirubin, đây là một hợp chất màu nâu vàng do gan tạo ra từ các tế bào hồng cầu già bị phá hủy.

Khám bệnh

Khi có các triệu chứng như trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám bệnh. Bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định cho làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu để xem bạn có bị nhiễm trùng không hoặc kiểm tra chức năng gan, siêu âm để xem tình trạng của túi mật hoặc chụp X quang vùng bụng.

Ảnh minh họa

 

Điều trị sỏi túi mật

Có một số sỏi mật không gây ra triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu xảy ra biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, gọi là ” thủ thuật cắt bỏ túi mật: tức là lấy túi mật ra khỏi gan. Sức khỏe người bệnh vẫn tốt dù không còn túi mật bởi vì mật do gan tạo ra sẽ không tập trung ở túi mật nữa mà chảy thẳng vào ruột non.

Những nguy cơ đặc thù của phụ nữ

Các nhà nghiên cứu cho rằng estrogen đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo thành sỏi mật. Hormon sinh dục nữ có thể làm tăng lượng cholesterol vào trong mật. Thai sản có thể gây ra một hiện tượng được gọi là bùn túi mật, đó là tình trạng mật quá đặc khiến cơ thể không hấp thu được dễ dàng.

Tiền sử gia đình

Nếu trong gia đình bạn có người bị sỏi mật thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao. Người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ và thổ dân Bắc Trung Mỹ và vùng Arizona có nguy cơ cao nhất về bệnh túi mật trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu cho rằng những người này có một số gen làm tăng nồng độ cholesterol trong mật.

Béo phì

Nếu bạn bị béo phì thì nồng độ cholesterol trong cơ thể tăng cao khiến cho bạn dễ bị sỏi mật. Túi mật có thể bị phì đại, nên không thực hiện được chức năng tốt như bình thường. Nếu mỡ vùng bụng bạn quá... “ phì nhiêu ”, hơn cả mông và đùi thì bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị sỏi mật hơn.

Cách ăn uống của bạn

Thức ăn giàu cholesterol và mỡ có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật. Và bạn càng dễ bị bệnh túi mật hơn nếu bạn không có nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hoặc bạn ăn quá nhiều tinh bột như gạo trắng hay bánh mì.

Thuốc cũng đóng vai trò quan trọng

Thuốc ngừa thai và liệu pháp thay thế hormon có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật bởi vì trong thuốc có chứa estrogen. Những thứ thuốc thuộc nhóm Fibrate, là loại thuốc hạ cholesterol, có liên quan đến bệnh đường mật bởi vì chúng có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong mật.

Liên quan đến bệnh đái tháo đường

Nếu bạn bị bệnh đái tháo đường có tác động đến thận thì bạn đã bị tăng nồng độ triglycerid trong máu, như vậy có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật. Các nhà nghiên cứu cũng nghĩ rằng túi mật có thể không đáp ứng với những tín hiệu của cơ thể theo cách thức thông thường và có thể tạo ra sỏi mật.

Phòng ngừa

Nguy cơ bị sỏi mật tăng cao hơn khi bạn đã qua khỏi tuổi 40 nhưng bạn có thể thực hiện những điều sau để tránh nguy cơ. Giữ cho trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải mà đừng ăn kiêng quá. Hãy ăn nhiều chất xơ và chất béo không no như dầu oliu, mỡ cá và đừng ăn quá nhiều tinh bột. Hãy chọn lúa mì thay cho bánh mì trắng, hay gạo lức thay cho gạo trắng.

                                                                                    Nguồn: Tạp chí Thuốc và Sức khoẻ

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới