Vì sao da dầu dễ nổi mụn?

Da dầu nhiều bã nhờn trộn với tế bào chết bị mắc kẹt trong lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn đầu đen, mụn viêm, trứng cá.

Bác sĩ Tạ Quốc Hưng, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết da dầu là loại da phổ biến nhất, đặc thù có lớp dầu trên da, khiến mặt bóng nhẫy, nhất là khi có ánh sáng phản chiếu. Da dầu cũng dễ nhầm với da hỗn hợp bởi da hỗn hợp cũng có lúc tiết nhờn nhưng không đều, chỗ có chỗ không, chỗ nhờn, chỗ khô.

Để nhận biết da dầu, bạn có thể dùng giấy thấm dầu lau trên mặt thấy dính dầu ở mọi vị trí, hoặc dùng bàn tay chà lên da trán thấy có nhiều dầu. Ngoài ra, lỗ chân lông của người da dầu cũng to hơn so với các loại da khác như nhóm da khô.

Dưới mỗi lỗ chân lông có một tuyến bã nhờn. Nó sản xuất ra các loại dầu tự nhiên gọi là bã nhờn để giúp duy trì độ ẩm và giúp da luôn sáng mịn và mềm mại. Khi tuyến bã nhờn sản xuất quá nhiều dầu sẽ làm cho da trở nên bóng loáng. Do đó, da dầu dễ nổi mụn hơn do bã nhờn trộn với các tế bào da chết và mắc kẹt trong lỗ chân lông, dẫn đến mọc mụn đầu đen, đầu trắng, mụn viên trên mặt, dễ bắt nắng gây các vết thâm.

Nguyên nhân khiến da dầu có thể do di truyền, ăn uống thiếu chất hoặc quá nhiều chất ngọt làm tăng tiết nhờn trên da. Rối loạn nội tiết, stress, sử dụng thuốc có thể làm cho tuyến bã nhờn hoạt động không đúng cách, làn da có thể khô hơn hoặc bóng dầu hơn. Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp dẫn đến tắc nghẽn tuyến bã nhờn, phát sinh mụn hoặc sống ở vùng khí hậu nóng ẩm, thời tiết mùa hè...cũng khiến da đổ dầu.

Bác sĩ Hưng khuyên nên chăm sóc kỹ và cẩn thận làn da dầu. Bạn nên rửa mặt mỗi sáng, tối và sau khi tập thể dục, nên thao tác nhẹ nhàng, tránh chà xát quá mạnh. Chọn các sản phẩm chăm sóc da có chất lượng, nguồn gốc để hạn chế tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc gây ra mụn trứng cá

Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày để giữ cho làn da ngậm nước. Nên dùng loại kem dưỡng ẩm có chứa kem chống nắng phổ rộng SPF từ 30 trở lên. Để ngăn ngừa mụn trứng cá, hãy tìm loại kem chống nắng có chứa oxit kẽm và titan dioxide. Không sử dụng kem chống nắng có chứa hương thơm hoặc dầu.

Tẩy trang trước khi đi ngủ. Không chạm hay vuốt mặt liên tục, dễ lây lan bụi bẩn, dầu và vi khuẩn từ tay sang mặt. Nên rửa tay sạch trước khi dưỡng ẩm hoặc thoa kem chống nắng hoặc trang điểm. Có thể sử dụng sữa rửa mặt tạo bọt nhẹ, dễ chịu và chọn mỹ phẩm không chứa dầu, dạng nước. Không sử dụng chất tẩy rửa gốc dầu hoặc cồn có thể gây kích ứng da.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới