Vì sao xét nghiệm một người cho hai kết quả ngược nhau?
Kỹ sư người Indonesia xét nghiệm TP HCM vừa rồi được cho là trên các loại kit khác nhau, tìm kiếm các thành phần khác nhau của virus hoặc xác virus.
Khuyến cáo về xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 của WHO ban hành hồi tháng 3 cho biết hiện tại có 4 loại gene mục tiêu có giá trị chẩn đoán, bao gồm gene N, gene E, gene S và gene RdRP. Để xác nhận nhiễm nCoV, phải có ít nhất hai gene mục tiêu dương tính.
Hầu hết các xét nghiệm hiện nay tập trung vào gene N, gene E và gene RdRP. Mỗi gene đại diện một cấu trúc riêng biệt của virus. Gene N thể hiện lớp vỏ bọc bằng protein ở bên ngoài nhân nCoV. Gene E chỉ ra sự hiện diện của protein giúp virus tổng hợp và lắp ghép các cấu trúc hoàn chỉnh. Và gene RdRP cho thấy loại protein giúp tổng hợp ARN - vật chất di truyền của virus - để nCoV có thể nhân bản.
Các chuyên gia Hàn Quốc từng phản bác chỉ trích của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) về tính chính xác của các bộ kit xét nghiệm mà nước này sử dụng. Khuyến cáo của CDC cho xét nghiệm Covid-19 nhắm vào gene N, trong khi bộ kit của Hàn Quốc chẩn đoán qua gene E và RdRP.
Lee Hyuk-Min, giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm của Hiệp hội Xét nghiệm Y khoa Hàn Quốc, cho biết gene N có tỷ lệ đột biến rất cao, sẽ làm giảm độ nhạy và tính đặc hiệu của các xét nghiệm. Vì vậy, các chuyên gia Hàn Quốc lựa chọn phương pháp xét nghiệm tương tự Đức và tuân thủ theo đúng khuyến cáo của WHO.
Ông Lee cũng cho biết thêm nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gene E có tính đặc hiệu và nhạy hơn so với gene N. Gene RdRP có tính đặc hiệu cao nhất, vì thế nhiều nước, như Pháp, thậm chí chỉ xét nghiệm nhắm vào nó.
Trong việc trường hợp kỹ sư người Indonesia, Bệnh viện Pháp Việt (FV) cho biết sử dụng chiến thuật Mỹ, lấy gene mục tiêu là N, cho kết quả dương tính.
Mẫu bệnh phẩm của người này sau đó được xét nghiệm tại Viện Pasteur TP HCM, "với gene mục tiêu E, cho kết quả âm tính", thông báo của FV cho hay.
Bộ Y tế kết luận viên kỹ sư âm tính nCoV.
Một số người có kết quả âm tính sau đó lại thành dương tính cũng có thể do tương tác của cơ thể với virus. Chẳng hạn việc sử dụng các loại thuốc kháng virus làm giảm hoạt tính của chúng, khi thuốc hết tác dụng, virus sẽ hoạt hóa trở lại.
Tại Trung Quốc, kể cả khi bệnh nhân có kết quả âm tính hai lần và được cách ly, người đó đó vẫn được khuyên nên xét nghiệm lần nữa trong thời gian 2 đến 4 tuần sau đó, vì các chuyên gia lo ngại khả năng tái hoạt hóa của virus.
Theo khuyến cáo của WHO, việc lấy mẫu xét nghiệm muốn chính xác cần thực hiện ở cả đường hô hấp trên và dưới, đồng thời nếu kết quả cho ra không đồng nhất, cần lấy mẫu lần hai và tiến hành giải trình tự gene. Tuy nhiên kể cả trong trường hợp đó, kết quả dương tính hoặc âm tính giả vẫn có thể xảy ra do nhiều yếu tố như chất lượng mẫu kém, thời gian lấy mẫu quá sớm hoặc quá muộn sau khi nhiễm virus, khả năng bảo quản và xử lý mẫu không đạt tiêu chuẩn...
Chính vì vậy, WHO vẫn khuyến cáo cần xét nghiệm lại nhiều lần nếu không chắc chắn về kết quả.
Linh Phan (Theo WHO, Korean Biomedical Review, Virology Journal)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo