Virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm qua thực phẩm không?
Trong bối cảnh lo ngại về sự lây lan của vi-rút Covid-19, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu viết tắt là EFSA đã đưa ra một tuyên bố trên trang web của họ vào 9/3/2020 rằng căn bệnh này khó có thể lây lan qua thực phẩm.
Thêm vào đó, cơ quan này đang theo dõi chặt chẽ tình hình vì mọi thông tin mới cũng rất quý giá, có thể là "nguồn sáng" trong cơn dịch bệnh toàn cầu này.
Nhà khoa học trưởng của EFSA, Marta Hugas, nói rằng sự bùng phát các loại vi-rút corona liên quan trước đó như virus Corona hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV-2) và virus Corona hội chứng hô hấp ở Trung Đông (MERS-CoV) cho thấy rằng không có việc lây nhiễm chủng vi rút này qua thực phẩm.
Trước đó, nguồn lây nhiễm Covid-19 ban đầu được cho là có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc và chủ thể lây nhiễm được cho là đến từ động vật.
Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu chi tiết cụ thể về các cách lây truyền Covid-19 nhưng Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã xác nhận rằng, virus này lây từ người sang người chủ yếu và qua các giọt bắn hô hấp mà mọi người hắt hơi, ho hoặc thở ra.
BfR, Cơ quan đánh giá rủi ro của Đức, đồng tình với các phát hiện trên và cho biết hiện tại không có trường hợp nào cho thấy con người bị nhiễm Covid-19 bằng con đường khác, chẳng hạn như tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc qua đồ chơi nhập khẩu.
Mặc dù họ cảnh báo có thể lây truyền Covid-19 qua các bề mặt đã bị nhiễm virus, tuy nhiên, có thể là do người bệnh đã có vết thương nhiễm trùng. Các nhà khoa học cũng xác định rằng điều này chỉ có khả năng xảy ra trong một thời gian ngắn sau khi bệnh nhân có vết thương ngoài da tiếp xúc với virus Covid-19 bởi virus này có tính ổn định tương đối thấp trong môi trường bên ngoài.
Tuy vậy, cơ quan y tế của Bỉ gần đây đã đưa ra quyết định không phục vụ các món bít tết và thịt quý hiếm trong các nhà hàng và quán ăn tự phục vụ ở nước này.
Việc này phù hợp với các biện pháp phòng ngừa an toàn thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra bao gồm tư vấn về các thực hành vệ sinh tốt trong quá trình xử lý và chuẩn bị thực phẩm, như rửa tay, nấu thịt kỹ và tránh lây nhiễm chéo giữa thực phẩm nấu chín và chưa nấu chín.
EFSA hiện có trụ sở tại Parma, một trong những khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ở phía Bắc nước Ý. Thành phố này đã hạn chế khẩn cấp đối với việc di chuyển do chính sách chính phủ Ý ban hành. Tuy nhiên, EFSA hiện vẫn làm việc bằng cách kết nối từ xa và trò chuyện với chuyên gia, đối tác qua điện thoại,
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Mai Anh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo