WHO làm rõ thực hư hiệu quả mũi tiêm bổ sung phòng biến chủng Delta

Các chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, ý tưởng tiêm thêm mũi bổ sung là phi khoa học.

Ngày 14/7, tại cuộc họp báo, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chỉ trích, nguyên nhân dẫn đến tình trạng chênh lệch vaccine kỳ cục hiện nay chính là “lòng tham”.

Ông Ghebreyesus cho rằng, trong lúc cấp bách hiện nay, các công ty dược phẩm nên ưu tiên cung cấp vaccine Covid-19 cho các nước nghèo thay vì vận động các nước giàu tiêm thêm liều thứ 3 để phòng biến chủng.

Thực tế, các chuyên gia hàng đầu WHO chỉ ra, việc tiêm thêm một liều bổ sung cho những người đã tiêm đủ liều vaccine là không cần thiết.

“Tại thời điểm này, chưa có bằng chứng khoa học cho thấy, thực sự cần thêm mũi tiêm tăng cường”, Tiến sĩ Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học WHO nhận định.

Tiến sĩ Swaminathan cho biết, nếu cần phải tiêm thêm, WHO sẽ đưa ra khuyến cáo. Tất cả những lời khuyên đó phải dựa trên dữ liệu, chứng cứ khoa học chứ không phải qua một vài thông tin từ các công ty tư nhân.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus

Tiến sĩ Michael Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO cho rằng, nếu các nước giàu quyết định tiêm bổ sung thay vì trợ cấp cho các nước đang phát triển, hành động đó sẽ làm bùng lên tức giận và đáng xấu hổ.

Cũng trong buổi họp báo, Tổng Giám đốc WHO Tedros nhấn mạnh, ưu tiên hàng đầu lúc này phải là cung cấp vaccine cho những người chưa nhận được mũi tiêm nào.

Số lượng bệnh nhân chết vì Covid-19 hằng ngày bắt đầu tăng trở lại trong khi biến chủng cực kỳ nguy hiểm Delta hoành hành, gây ra nhiều làn sóng nhiễm bệnh thảm khốc, ông Tedros nói.

Lãnh đạo WHO kêu gọi các hãng vaccine hàng đầu Pfizer và Moderna hãy dốc toàn lực cung cấp vaccine cho sáng kiến COVAX, Nhóm đặc nhiệm mua sắm vaccine Châu Phi và các nước thu nhập thấp/trung bình với tỉ lệ tiêm phòng còn thấp.

Hiện tại, cả hai hãng vaccine Pfizer và Moderna đều đã chấp thuận cung cấp số lượng nhỏ vaccine của họ qua sáng kiến phân phối vaccine COVAX nhưng phần lớn trong số đó đều đang được dự trữ tại các nước giàu.

Ông Tom Hart, quyền Giám đốc điều hành The ONE campaign, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động về giảm nghèo và bệnh tật lưu ý, hiện nay chỉ có 1% dân số tại các nước nghèo nhận được ít nhất 1 liều vaccine Covid-19.

Cho nên, ý tưởng tiêm thêm một mũi tăng cường cho người đã tiêm đủ liều và khoẻ mạnh trong khi lực lượng y sĩ, người già tại Nam Phi còn chưa được tiêm một mũi nào thật là kỳ quặc, ông Hart chỉ trích gay gắt.

Trang Trần

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Y học thường thức - 04/03/2024

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

Y học thường thức - 28/02/2024

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Y học thường thức - 26/02/2024

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới