Xử lý khi bị chấy rận ký sinh

Chấy rận sống trên dà, tóc, hút máu vật chủ, gây ngứa, khó chịu như bị kim chích, có thể nhiễm trùng da đầu và rụng tóc.

Bác sĩ Thái Thanh Yến, khoa Da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược, cho biết chấy hay chí là loài côn trùng ký sinh trên da và tóc. Vào mùa mưa, chấy rận càng phát triển, nhất là nơi điều kiện vệ sinh kém.

Chấy không có cánh, kích thước cỡ 1,5-3 mm, mắt thường có thể nhìn thấy. Miệng chấy có 6 đôi móc để bám vào da và một mũi nhọn để chích hút máu người.

Vòng đời chấy rấy có ba giai đoạn là trứng, thiếu trùng và trưởng thành. Quá trình phát triển từ trứng đến trưởng thành mất khoảng hai tuần. Chấy đẻ khoảng 200-300 trứng sau khi giao phối, hình bầu dục, màu hơi vàng và thường nằm ở gần chân tóc. Trứng nở và trưởng thành trong khoảng 7 đến 12 ngày, sống trung bình khoảng 30 ngày. Chúng có thể sống trong 48 giờ mà không cần hút máu.

Các bệnh chấy rận hay gặp ở người gồm chấy rận ở da đầu, chấy rận sống ở trên da, lông mi, lông mày, lông ngực, lông mu hoặc trong quần áo, giường chiếu di chuyển lên người. Khi hút máu, chúng gây viêm da dẫn đến sưng, đỏ, ngứa.

Chấy rận không gây chết người nhưng rất khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và chất lượng cuộc sống. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt nữ, ngứa và gãi đầu liên tục, cảm giác như bị kim chích da đầu hoặc có ký sinh trùng di chuyển trên da, lông, tóc... Trên da đầu còn xuất hiện nhiều vệt đỏ, có vảy, gội đầu nhiều lần vẫn không cải thiện.

Trường hợp chấy rận quá nhiều có thể làm phát sinh nhiễm trùng da đầu và gây rụng tóc. Ngoài ra, chấy rận có thể là vật trung gian truyền nhiễm sốt phát ban, sốt nhiễm trùng...

Chấy rận thường ở da đầu, không gây chết người nhưng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt mỗi ngày. Ảnh: Urban post.
Chấy rận thường ở da đầu, không gây chết người nhưng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt mỗi ngày. Ảnh: Urban post.

Để điều trị chấy rận, bác sĩ kết hợp chẩn đoán với thăm khám lâm sàng, xác định triệu chứng. Tùy từng trường hợp và tình trạng người bệnh, bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh cũng có thể tự điều trị bằng cách bắt trứng và chấy trưởng thành bằng lược đặc biệt.

Bác sĩ khuyến cáo giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường sống, nhất là khu vực gần ao, hồ và vào mùa mưa. Nếu từng tiếp xúc với người bị chấy rận, bạn cần làm sạch và giặt bất cứ thứ gì chạm vào da hoặc da đầu của người đó, bao gồm áo khoác, mũ, khăn quàng cổ, vỏ gối, ga trải giường, băng đô cài tóc... Giặt bằng nước nóng vì chấy và trứng chấy không thể chịu được nhiệt độ cao. Chúng có thể chết khi tiếp xúc với nhiệt độ cao ít nhất 60 độ C.

Trường hợp chấy rận nặng, nên đến bác sĩ khám để được kê toa điều trị theo đúng chỉ định.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới