25% người Việt mắc bệnh tim mạch

Theo VnExpress 10:33 16/10/2020 - Y tế 24h
Mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, gấp đôi số chết do ung thư, chiếm 30% số ca tử vong.

Bệnh tim mạch là một gánh nặng cho xã hội với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao nhất. Chi phí cho chăm sóc, điều trị bệnh tim mạch là gánh nặng hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Thông tin được Phó giáo sư Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, cho biết tại Họp báo Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 17, ngày 14/10.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, hằng năm 17,5 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tim mạch. Các ca tử vong tim mạch chủ yếu do không được phát hiện và điều trị kịp thời. Số bệnh nhân ngày một nhiều.

Trong các bệnh lý tim mạch, động mạch vành và đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong hoặc tàn phế nhiều nhất. Riêng bệnh động mạch vành do nhồi máu cơ tim cấp, hội chứng vành cấp có thể gây tử vong ngay, hoặc dẫn đến suy tim và tử vong sau đó. Bên cạnh đó, tai biến mạch não cũng rất nguy hiểm và để lại nhiều di chứng.

Phó giáo sư Hùng (đứng) cùng đồng nghiệp chẩn đoán ca bệnh tim mạch. Ảnh: Lê Nga.
Phó giáo sư Hùng (đứng) cùng đồng nghiệp chẩn đoán ca bệnh tim mạch. Ảnh: Lê Nga.

Theo nghiên cứu của Hội Tim mạch học Việt Nam, khoảng 25% dân số Việt Nam mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Những năm gần đây, người bệnh tăng huyết áp ngày càng trẻ, rất nhiều người đang trong độ tuổi lao động.

Những năm 1980 khoảng 10% người dân mắc bệnh huyết áp, nay cứ 4 người trưởng thành có một người tăng huyết áp. 10 năm trước, mỗi năm Viện Tim Mạch Quốc gia làm thủ thuật tim mạch can thiệp cho khoảng 5.000 bệnh nhân, nay hơn 12.000. Số lượng bệnh nhân được điều trị bằng kỹ thuật tim mạch can thiệp ngày càng tăng với tốc độ tăng trung bình 15% mỗi năm.

"Trước đây, bệnh nhân tăng huyết áp chủ yếu 60-70 tuổi. Hiện nay, người dưới 40 tuổi chiếm đến 20% trong tổng số trường hợp bị tăng huyết áp", ông Hùng nói.

Bệnh tim mạch và các tai biến tim mạch càng ngày nhiều ở lứa tuổi từ 25-40. Những lý do phổ biến khiến bệnh lý tim mạch gia tăng ở người trẻ là lạm dụng rượu bia; hút thuốc (cả chủ động lẫn thụ động); ít vận động; thừa cân, có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp; thức khuya, căng thẳng, bị áp lực về tâm lý.

Ông Hùng nhấn mạnh hiện Việt Nam đã ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, có thể can thiệp và cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân gặp biến cố tim mạch. Song, những can thiệp y tế chỉ có thể cứu sống bệnh nhân trong một giai đoạn, không thể ngăn biến cố tái phát. Vì vậy, người mắc bệnh tim mạch cần giữ gìn sức khỏe, có chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh, bỏ thói quen xấu để chung sống hòa bình với bệnh.

Với người khỏe mạnh, ông Hùng khuyến cáo nên chủ động phòng ngừa sớm bệnh lý tim mạch qua việc điều chỉnh các thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt.

Lê Nga 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới