Bác sĩ chỉ cách đơn giản để phòng tránh cúm A "trái mùa" đang bùng phát
Biến chứng cúm A tập trung ở trẻ nhỏ và người cao tuổi có bệnh nền
Chỉ chưa đầy một tháng, Trung tâm Bệnh nhiệt đới TƯ, BV Nhi Trung ương tiếp nhận gần 100 bệnh nhi mắc cúm A nhập viện điều trị. TS. Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: “Chúng tôi cũng đã ghi nhận một số trường hợp, sau khi mắc cúm khoảng 3-5 ngày thì có các biểu hiện viêm não tổn thương thần kinh trung ương. Trẻ có biểu hiện lơ mơ, li bì, co giật…”.
Tại BV Đa khoa Đống Đa cũng ghi nhận, người bệnh nhập viện vì cúm A tăng nhanh bất thường, từ tháng 6 đến nay, có gần 170 ca mắc cúm A, trong đó một nửa phải điều trị nội trú. Các bệnh nhân cúm A nhập viện đều trong tình trạng sốt rất cao, mệt mỏi. Đặc biệt có bệnh nhân bị viêm phổi, bệnh nhân tập trung vào các nhóm người như trẻ em, người cao tuổi có bệnh lý nền. Một số bệnh nhân tiến triển viêm phổi nặng, phải can thiệp thở máy và các biện pháp hồi sức.
Tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mới đây cũng ghi nhận chùm ca mắc cúm A ở các người lớn, trẻ nhỏ, và cả ở phụ nữ mang thai. Số ca mắc tăng nhanh.
Theo cảnh báo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cúm A có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.
Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Theo các chuyên gia y tế, số bệnh nhân cúm A tăng vào mùa hè như hiện nay là bất thường so với mọi năm. Cúm A rất ít xuất hiện trong mùa nắng nóng, ca bệnh xuất hiện lác đác không đáng kể. Trong khi mọi năm, cao điểm bệnh cúm thường bùng phát vào mùa đông – xuân (chủ yếu tháng 3-4 và tháng 9-10).
Làm gì để tránh biến chứng cúm A?
Theo BS. Lê Xuân Toản, Khoa Truyền nhiễm, Bv Đa khoa Đống Đa, biến chứng của bệnh cúm A e ngại nhất là tổn thương phổi, bởi tiến triển bệnh rất nhanh. Nếu cúm thông thường, biểu hiện chủ yếu là viêm đường hô hấp trên, thường bệnh nhân ít khi sốt hoặc sốt không biểu hiện rõ ràng.
Đặc biệt lưu ý với những bệnh nhân có bệnh lý nền, nguy cơ tổn thương đường hô hấp dưới rất cao; Nhất là viêm phổi tiên phát thường sẽ kéo dài đến tình trạng suy hô hấp cấp tiến triển.
“Trong giai đoạn mùa dịch, người dân không nên chủ quan với dịch bệnh. Để phòng tránh bệnh cúm A, người nên đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với những bệnh nhân có biểu hiện cúm, ho, hắt hơi, sổ mũi. Ngoài ra, mỗi người cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Đồng thời, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng phòng bệnh”, BS. Toản khuyến cáo.
Còn TS. Đỗ Thiện Hải cho biết, để phòng tránh biến chứng của cúm A, việc phát hiện sớm bệnh để được can thiệp kịp thời là quan trọng. Chính vì vậy, khi có các triệu chứng của cúm A như: đau đầu, sốt, chảy mũi, mệt mỏi, ớn lạnh cần đến cơ sở y tế thăm khám, từ đó có phương pháp điều trị sớm và phù hợp.
Hơn nữa, cúm A là bệnh rất dễ lây lan, người nào cũng có thể mắc, đặc biệt tại những nơi tập trung đông người… Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng cúm hàng năm, nhất là với trẻ nhỏ.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau
Y tế 24h - 28/11/2024
Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế 24h - 27/11/2024
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc
Y tế 24h - 25/11/2024
Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Y tế 24h - 21/11/2024
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Y tế 24h - 19/11/2024
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ