Bệnh nhân Covid-19 mất các ngón tay do biến chứng nặng
Garfield và nhóm bạn nhiễm nCoV trong chuyến trượt tuyết ở Italy vào tháng 2, trước khi Covid-19 lây lan mạnh tại Mỹ.
Garfield, bệnh nhân nặng nhất trong nhóm bạn, là ca Covid-19 đầu tiên được điều trị tại Trung tâm Y tế Providence St. Joseph. Hai ngày sau nhập viện, tình trạng sức khỏe của ông xấu đi đáng kể, phải dùng máy thở. Bác sĩ tiên lượng ông chỉ có 1% cơ hội sống sót.
"Xét trên phương diện y tế, có lẽ tôi giờ không có mặt ở đây", người đàn ông nói. "Tôi gặp hầu hết các biến chứng hô hấp, từ tụ cầu vàng kháng methicillin, nhiễm trùng huyết, suy thận, suy gan, đến thuyên tắc phổi, vỡ phổi".
Garfield phải thở máy suốt 31 ngày trong tổng 64 ngày điều trị tại bệnh viện. Theo bác sĩ Daniel Dea, Trung tâm Y tế Providence St. Joseph, những bệnh nhân Covid-19 phải dùng máy thở đối mặt ít nhất 70% nguy cơ tử vong. Song, Garfield đã hồi phục đáng kể, xuất viện ngày 8/5.
"Tôi ở đây để mạnh mẽ hơn. Tôi trở lại với 100% công suất, từ thận, gan và nhận thức", ông nói.
Tuy nhiên, trở ngại duy nhất Garfield gặp phải sau khi xuất viện là phải cắt cụt các ngón tay, gồm toàn bộ các ngón bên bàn tay phải và một vài ngón bên tay trái.
"Tôi đã sống sót khỏi căn bệnh. Sức khỏe cũng rất tốt. Nhưng hãy nhìn này, hai bàn tay tôi sẽ chẳng bao giờ lành lặn được như trước. Tay tôi đã mất gần hết các ngón rồi", Garfield vừa nói vừa đưa hai bàn tay đang băng bó ra trước mặt.
David Kulber, bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Cedars Sinai, Los Angeles, cho hay nCoV đã ảnh hưởng đến lưu lượng máu của Garfield, cũng là nguyên nhân ông phải cắt bỏ các ngón tay.
"Đó là lý do một số người trẻ nhiễm nCoV bị đột quỵ, đây là lý do tại sao thuốc chống đông máu được dùng điều trị bệnh nhân Covid-19", bác sĩ Kulber giải thích.
Kulber cũng cho biết Garfield sẽ phải trải qua ít nhất sáu ca phẫu thuật tái tạo các ngón tay đã mất. Bác sĩ sẽ lắp các ngón tay giả, hoạt động như "bàn tay bionic" cho Garfield.
Chia sẻ câu chuyện của mình với truyền thông địa phương hôm 24/7, Garfield mong muốn mọi người nâng cao cảnh giác với nCoV. "Hãy cẩn trọng. Các bạn cũng có thể sẽ bị như tôi", ông nói. "Đây không phải vấn đề mang tính chính trị. Chúng ta phải chung tay đánh bại đại dịch dưới góc độ con người".
Mỹ hiện vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, với ít nhất 152.341 ca tử vong và gần 4,5 triệu trường hợp dương tính, gần gấp đôi số ca nhiễm của Brazil, quốc gia ảnh hưởng nặng nề thứ hai trên thế giới từ đại dịch. Ấn Độ, Nga, Nam Phi lần lượt là ba nước còn lại trong danh sách 5 vùng dịch lớn nhất thế giới.
nCoV khởi phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, hiện đã lây lan ra 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 17 triệu người nhiễm, hơn 663.900 người tử vong.
Lê Hằng (Theo KTLA5)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Y tế 24h - 15/01/2025
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Y tế 24h - 07/01/2025
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Y tế 24h - 06/01/2025
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Y tế 24h - 03/01/2025
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID
Y tế 24h - 02/01/2025
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID