Bệnh nhân đau tim ở tuổi 39: 'Hãy giảm hút thuốc và bia rượu'

Theo VnExpress 12:17 28/05/2020 - Y tế 24h
Một buổi sáng như thường ngày, Carl Fernando, 39 tuổi ở Hong Kong rời khỏi phòng tập gym. Bỗng anh cảm thấy lồng ngực cứng như đá.

Cảm giác như đeo đá tăng dần theo từng bước chân. Fernando lao về căn hộ nơi vợ đang tập yoga. Anh nhờ vợ gọi xe cứu thương đến bệnh viện.

Trước đó, Fernando rất khoẻ mạnh và duy trì chế độ bơi lội, tập luyện hàng ngày tại phòng gym.  "Cơn đau đến như một cú sốc lớn. Đó quả là điều phi logic", anh nói. 

Fernando ban đầu sốc khi mình đang khoẻ mạnh và có lối sống lành mạnh nhưng lại bị đau tim. Tuy nhiên anh chỉ duy trì lối sống lạnh mạnh trong 10 năm trở lại đây khi được vợ động viên. Trước đó, anh là người nghiện thuốc lá nặng, bắt đầu từ năm 15 tuổi và luôn trong tình trạng thừa cân.

Theo bác sĩ Tse Tak Sun, chuyên gia tư vấn tim mạch tại Bệnh viện Gleneagles Hong Kong: Cơn đau xảy ra khi các mảng bám bao gồm chất béo và cholesterol, tích tụ trong các động mạch di chuyển đến tim. Khi mảng bám tích tụ vỡ ra, các cục máu đông hình thành, ngăn chặn dòng máu chảy và gây ra cơn đau tim.

Sau khi Fernando nhập viện, các bác sĩ nói rằng anh cần được phẫu thuật ngay lập tức.

Trong phòng mổ, anh tỉnh táo. Bác sĩ phẫu thuật trao đổi với anh những gì đang diễn ra trong cuộc phẫu thuật từ việc gây tê cục bộ qua ống thông ở chân, cho đến khi họ tìm thấy đoạn tắc nghẽn trong động mạch của anh. Sau đó họ thông mạch bằng "stent", một ống đỡ động mạch giúp tạo ra một đường rãnh nhỏ cho phép máu lưu thông.

Ảnh minh họa
Sau khi hồi phục, Fernando sử dụng các thiết bị để theo dõi nhịp tim. Ảnh: Handout

Hôm sau khi thức dậy, Fernando cảm thấy khỏe mạnh hơn, nhưng anh vẫn phải ở lại bệnh viện trong 2 tuần, ăn cháo, cơm và rau luộc. Anh thức dậy sớm, ăn sáng uống thuốc và dành cả ngày để đọc sách, nghe nhạc.

Nhưng khi rời khỏi bệnh viện là một khoảnh khắc hoang mang với người đàn ông này.

"Tôi đã rất lo lắng và sợ hãi về những gì tôi có thể và không thể làm được trong thời gian tới. Tôi cảm thấy hoàn toàn ổn về mặt thể chất, nhưng tôi biết trái tim mình vẫn bị tổn thương. Tôi cảm thấy cơ thể đã phản bội tôi, bất chấp tất cả thời gian, nỗ lực và kỷ luật để rèn luyện sức khoẻ", Fernando nói

Vợ chồng Fernando ưu tiên chăm sóc sức khoẻ tinh thần, sau khi xuất viện họ tìm đến một nhà trị liệu để được hỗ trợ.

"Sức khỏe tinh thần là một yếu tố thường bị bỏ qua. Tôi cảm thấy trị liệu sẽ giúp giải quyết chấn thương và cũng giúp chúng tôi kiên cường hơn", Alisha, vợ anh nói.

Trong quá trình hồi phục, Fernando tuân thử nghiêm ngặt các khuyến cáo về việc di chuyển, trong vài tuần đầu tiên, anh chỉ được phép đi bộ 30 phút mỗi tuần.

Fernando cũng thực hành thiền, bao gồm nhận thức hơi thở và thức tỉnh, để duy trì tinh thần thoải mái.

"Bất cứ điều gì mang lại cho bạn sự bình yên nhất, hãy đắm mình trong đó", anh nói. "Thông thường tôi tìm đến công viên yên tĩnh để thiền"

Ảnh minh họa
Vợ chồng Fernando du lịch thư giãn sau khi hồi phục sức khoẻ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Việc lựa chọn cách sống có thể làm tăng hoặc giảm thiểu khả năng bị đau tim. "Các yếu tố nguy hiểm có thể bao gồm tuổi tác, hút thuốc hoặc bị bệnh lý nền như huyết áp cao hay tiểu đường. Một cơn đau tim có thể xảy đến bởi căng thẳng hoặc bệnh tật chẳng hạn như cúm mùa", bác sĩ Tse nói.

Các chuyên gia tim mạch cho biết thêm rằng tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. "Đa số người Hong Kong thường không tập thể dục thường xuyên, do vậy họ thường không có bất kỳ dấu hiệu nào trước khi bị đau tim". Ông khuyên mọi người nên tập thể dục, thậm chí ở nhà và làm theo các buổi tập luyện trên mạng.

Fernando khuyên mọi người nên chú ý việc khám sức khoẻ định kỳ cũng như duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh và giảm hút thuốc, bia rượu.

"Có những điều vô bổ nhưng lại dễ dàng tạo nên thói quen như việc ăn nhiều đồ chiên rán và uống các chất có cồn trong các cuộc nhậu thâu đêm. Bây giờ tôi ăn chay càng nhiều càng tốt, hạn chế chất béo, giảm thịt, không sử dụng chất cồn".

Lê Na (Theo SCMP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới