Bệnh nhân phi công được chỉ định ghép phổi

Theo VnExpress 12:54 13/05/2020 - Y tế 24h
TP HCM - Phổi "bệnh nhân 91" từ đông đặc đã đến mức không còn hoạt động, ghép phổi là cách duy nhất để cứu, vì vậy Bộ Y tế chỉ định bệnh viện chuẩn bị thủ tục ghép.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết kết quả CT scan sáng nay cho thấy phổi bệnh nhân này đã chuyển qua xơ hoá và mất chức năng hoạt động. Tình trạng này nghĩa là bệnh nhân sẽ chết nếu dứt ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể). 

Giờ cách duy nhất để cứu bệnh nhân là ghép phổi, ông cho biết. 

Bộ Y tế giao cho Trung tâm Ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Việt Đức làm các thủ tục để chuẩn bị tiến hành ghép tạng. Các chuyên gia y tế đầu ngành hội chẩn liên bệnh viện do Bộ Y tế, chủ trì chiều 12/5, chỉ định ghép phổi cho bệnh nhân.

Hội đồng chuyên môn đề nghị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM chuẩn bị các phương án trước khi ghép, điều trị nhiễm trùng tích cực. Khi khẳng định "sạch" nCoV, bệnh nhân sẽ được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy để chuẩn bị ghép phổi.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho hay hiện nay bệnh nhân nằm yên, sử dụng thuốc an thần, mạch và huyết áp ổn định. Bệnh nhân duy trì thở máy qua mở nội khí quản ngày thứ 20, can thiệp ECMO ngày thứ 38, lọc máu, kháng nấm, bơm rửa màng phổi. Mẫu bệnh phẩm phết mũi họng cách đây hai ngày âm tính nCoV.

Đông đặc phổi là tình trạng một vùng của phổi, trước đây có thể xẹp được, thông khí bình thường, nay trở nên chứa đầy dịch. Nguyên nhân gây đông đặc có thể do viêm, phù phổi, xuất huyết phổi, ung thư phổi... Tùy từng trường hợp bác sĩ có thể lựa chọn điều trị khác nhau như kháng sinh, kháng nấm, steroid.

Đây là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất hiện nay, diễn biến sức khỏe rất thất thường. Bệnh nhân xác định dương tính ngày 18/3, suy hô hấp tăng dần, diễn tiến ngày càng xấu dù còn trẻ và không bệnh nền. Phổi bệnh nhân đông đặc, mẫu bệnh phẩm nhiều lần âm tính rồi dương tính trở lại.

Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, mắc hội chứng "cơn bão cytokine", tức hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ. Bộ Y tế đã mua thuốc hiếm từ nước ngoài để điều trị rối loạn đông máu cho bệnh nhân.

Bệnh nhân là phi công hãng Vietnam Airlines, ngụ ở TP HCM và từng tới một số địa điểm ăn uống, giải trí, trong đó có Buddha Bar & Grill, ổ dịch lớn nhất thành phố.

Ảnh minh họa
X-quang hai lá phổi một bệnh nhân bị đông đặc. Phần bị hư hại màu trắng mờ, phần màu đen còn có thể hoạt động. Ảnh minh họa: Emory Medical School.

Lê Phương 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Gia tăng trẻ nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa

Gia tăng trẻ nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa

Y tế 24h - 25/07/2024

Gia tăng trẻ nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa

Bé trai 4 tháng tuổi sốc phản vệ: Đình chỉ điều dưỡng, điều chuyển bác sĩ trực

Bé trai 4 tháng tuổi sốc phản vệ: Đình chỉ điều dưỡng, điều chuyển bác sĩ trực

Y tế 24h - 24/07/2024

Bé trai 4 tháng tuổi sốc phản vệ: Đình chỉ điều dưỡng, điều chuyển bác sĩ trực

Khủng hoảng y tế chưa có lối thoát

Khủng hoảng y tế chưa có lối thoát

Y tế 24h - 22/07/2024

Khủng hoảng y tế chưa có lối thoát

Chấm dứt 7 năm run rẩy cho bệnh nhân parkinson

Chấm dứt 7 năm run rẩy cho bệnh nhân parkinson

Y tế 24h - 22/07/2024

Chấm dứt 7 năm run rẩy cho bệnh nhân parkinson

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Y tế 24h - 22/07/2024

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới