Bệnh nhân phi công không cần ghép phổi

Theo VnExpress 17/06/2020 - Y tế 24h
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, trưa 17/6 cho biết phổi bệnh nhân đang hồi phục tốt, đã tự thở, không cần phải ghép phổi.

Chiều qua ông Khuê thăm bệnh nhân phi công điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Anh tỉnh táo, tiếp xúc tốt, nói chuyện mạch lạc. Bệnh nhân đang được điều trị nội khoa, tình trạng nhiễm trùng đã hết, sức cơ tay, chân và hô hấp đều bình phục.

"Bệnh nhân hồi phục tốt. Đến giai đoạn này không nghĩ đến phải ghép phổi nữa", ông Khuê nói.

Ông Khuê cho biết khi ông nói lời chúc "mau khỏe để có thể trở về Anh", bệnh nhân đã phản xạ rất nhanh, đáp lại quê hương anh là Scotland.

"Điều này cho thấy phản xạ, hồi phục thần kinh của bệnh nhân như bình thường, không ai nghĩ anh ta vừa hôn mê hai tháng", ông Khuê nói.

Bệnh nhân cũng đã dùng điện thoại cả tuần nay, nói chuyện với bạn bè đang ở nhiều nước khác. Trước khi ông Khuê ra về, anh còn níu lại khoe và giơ cao chiếc khăn có chữ "Motherwell". Đây là món quà mà vợ chồng người bạn gửi từ Scotland đến Bệnh viện Chợ Rẫy vào tuần trước, ghi tên người nhận: "bệnh nhân 91".

"Tên gọi 'bệnh nhân 91' cả thế giới đã biết đến", ông Khuê nói.

Bệnh nhân cho biết "Motherwell" là tên một đội bóng ở quê hương mà anh yêu thích. Dòng chữ này cũng là lời cảm ơn của bệnh nhân với các thầy thuốc Việt Nam đã cứu sống anh.

Bệnh nhân khẳng định không có gia đình, không có bố hay anh em, mẹ đã mất. Anh xúc động, cho biết "tôi sẽ cố gắng tập luyện".

Bệnh nhân giơ cao chiếc khăn có chữ
Bệnh nhân giơ cao chiếc khăn có chữ "motherwell" cảm ơn các y bác sĩ Việt Nam. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Theo ông Khuê, sau khi cai máy thở thành công, bệnh nhân được rút ống mở khí quản, đến sáng nay tự thở với lượng oxy một lít một phút qua ống mũi, nhịp thở tốt hơn trước. Bác sĩ nhận định hiện "bệnh nhân cũng có thể ra về được". Việc quan trọng nhất hiện tại với anh là tập vật lý trị liệu, đặc biệt là kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ. Nếu bị nhiễm khuẩn lại sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh.

Ngày 18/3, nam phi công phát hiện mắc Covid-19. Anh nhập viện trong tình trạng khỏe mạnh, sau đó đột ngột trở nặng, có thời điểm phổi gần như bị đông đặc, phải can thiệp ECMO từ ngày 6/4. Ông Khuê ví, có thời điểm, phổi bệnh nhân như ổ nuôi dưỡng các loại vi khuẩn. Hiện bệnh nhân đã hồi phục diệu kỳ.

Đến nay, bệnh nhân đã trải qua 90 ngày điều trị, là bệnh nhân Covid-19 có số ngày điều trị dài nhất ở nước ta. Anh điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM 65 ngày. Khi hết nCoV, được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 22/5. Bệnh nhân đã được ngưng lọc máu từ ngày 27/5, ngưng ECMO vào sáng 3/6, ngưng thở máy sáng 12/6. 

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Y tế 24h - 02/05/2024

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Y tế 24h - 02/05/2024

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới