Bệnh nhân sốt, khó thở bị 80 bệnh viện từ chối khám chữa tại Nhật
Mới đây, xe cứu thương chở một bệnh nhân bị sốt và khó thở đã phải mất nhiều giờ để tìm được một nơi ở Tokyo chấp nhận khám chữa cho ông. Trước đó, người này đã tới 80 bệnh viện và đều bị từ chối. Một người bị sốt khác cuối cùng cũng được nhập viện khi nhân viên y tế không thể liên hệ với 40 phòng khám trước đó.
Hiệp hội Y học Cấp tính Nhật Bản và Tổ chức Y học Cấp cứu Nhật Bản cho hay, nhiều phòng cấp cứu đang từ chối điều trị cho bệnh nhân, gồm cả những người bị đột quy, đau tim và chấn thương bên ngoài.
Ban đầu, Nhật Bản dường như đã kiểm soát được sự bùng nổ của dịch Covid-19 sau khi khoanh vùng các ổ dịch, thường là những không gian khép kín như quán bar, hội nghị, phòng tập gym. Nhưng virus nCoV có tốc độ lan nhanh hơn quy trình trên và lực lượng y tế không thể lần dấu của phần lớn những ca mới.
Dịch bệnh bùng phát đã làm lộ ra những điểm yếu tiềm ẩn trong nền y tế của Nhật Bản từng được ca ngợi có hệ thống bảo hiểm chất lượng cao và chi phí hợp lý.
Việc giãn cách xã hội không được thực thi tốt ở các thành phố đông đúc như Tokyo khi vẫn còn quá nhiều người tới văn phòng trên những chuyến tàu kín đặc.
Ngoài ra, các chuyên gia còn quy trách nhiệm cho năng lực của chính phủ, tình trạng thiếu y bác sĩ, giường bệnh, các thiết bị và đồ bảo hộ.
Theo bác sĩ Yoshitake Yokokura, người đứng đầu Hiệp hội Y tế Nhật, không có đủ trang phục, mặt nạ, khẩu trang làm tăng nguy cơ lây bệnh cho các nhân viên y tế và khiến việc điều trị bệnh nhân trở nên khó khăn hơn.
“Chúng tôi không thể tiến hành các ca cấp cứu thông thường nữa”, bác sĩ Takeshi Shimazu làm việc tại Đại học Osaka cho hay.
Vào tháng 3, có 931 ca cấp cứu bị hơn 5 bệnh viện từ chối. Nhưng chỉ riêng trong 11 ngày đầu tháng 4, con số trên đã lên tới 830 ca.
Với hơn 10.000 ca nhiễm, 224 người chết vì Covid-19 (ngày 19/4), tình hình của Nhật không kinh khủng như New York (Mỹ) hay Italy. Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại rằng sự bùng phát ở Nhật có thể trở nên tồi tệ.
Hiện tại, các nhân viên y tế phải tái sử dụng bịt mặt N95. Thành phố Osaka đang tìm kiếm nguồn ủng hộ những chiếc áo mưa chưa sử dụng để làm trang phục cho y bác sĩ.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết chính phủ sẽ đảm bảo có 15.000 máy thở. Ông Abe cũng kêu gọi các nhà cung cấp đẩy nhanh quá trình sản xuất đồ bảo hộ, máy thở và các trang thiết bị khác.
Nhiều bệnh viện cũng thiếu các Khu Chăm sóc Tích cực (ICU) với chỉ 5 khu trên 100.000 dân. Trong khi đó, con số tượng tự ở Đức là 30, Mỹ là 35, Italy là 12. Tỷ lệ tử vong cao (10%) của Italy một phần bị cho là thiếu ICU.
An Yên (Theo The Japan Times)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Y tế 24h - 21/11/2024
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Y tế 24h - 19/11/2024
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm
Y tế 24h - 15/11/2024
Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ
Y tế 24h - 12/11/2024
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử
Y tế 24h - 31/10/2024
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử