Bí quyết sống thọ của danh y 104 tuổi từng được vinh danh trong dịch SARS

Theo Vietnamnet 04:29 14/03/2020 - Y tế 24h
Bí quyết sống thọ thực tế không khó, tham khảo 4 bí quyết đơn giản của quốc y đại sư 104 tuổi, bạn có thể thấy sự khác biệt rất lớn.

Năm 2019, quốc y đại sư Đặng Thiết Đào đã ra đi ở tuổi 104, ông sinh năm 1916, bậc thầy đầu tiên của y học cổ truyền Trung Quốc. Năm 2003 được trao chứng nhận "Giải thưởng đóng góp đặc biệt trong công cuộc chống bệnh SARS Trung Quốc".

Năm 2009, ông đã giành giải thưởng Thành tựu trọn đời của Hiệp hội Y học Cổ truyền Trung Quốc. Trong hơn 80 năm giảng dạy và nghiên cứu y học, danh y Đặng Thiết Đào đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của y học Trung Quốc.

Danh y Đặng Thiết Đào
Danh y Đặng Thiết Đào

Danh y Đặng Thiết Đào khi còn sống, mặc dù đã 104 tuổi nhưng tai thính mắt tinh, trí óc minh mẫn, ngôn ngữ lưu loát. Ông có tuổi thọ và sức khỏe tốt như vậy bắt nguồn từ việc tuân thủ khái niệm "nuôi dưỡng sức khỏe quan trọng hơn chữa bệnh”.

Dưới đây là 4 thói quen tốt giúp danh y Đặng Thiết Đào sống thọ:

1. Làm việc và nghỉ ngơi có quy luật

Danh y Đặng Thiết Đào luôn thức dậy lúc 7 giờ sáng, khi bụng đói ông uống một cốc nước ấm, dùng tay chải tóc, tự xoa bóp, tập bát đoạn cẩm (bài tập được người cao tuổi tôn sùng) trên ban công, sau đó trở về phòng để đo huyết áp. 

- Thời gian buổi sáng: 8:30 ăn bữa sáng, đọc sách và báo sau bữa ăn, uống trà nóng lúc 11 giờ, ăn trưa lúc 12 giờ và bắt đầu nghỉ trưa vào khoảng 13:30. 

- Thời gian buổi chiều: Thức dậy lúc 15:30, đi bộ lúc 16:30, đứng trong 20 phút, bấm các huyệt vị quan trọng để thông huyết mạch tứ chi trong khoảng 20 phút. 

- Thời gian buổi tối: Ăn tối lúc 18:00, tắm xen kẽ với nước nóng, nước lạnh lúc 21:00, trở về phòng để đo huyết áp, ghi chép tình trạng huyết áp, mùa đông trước khi đi ngủ ngâm chân nước ấm.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Câu hỏi mà danh y Đặng Thiết Đào được nhận nhiều nhất: "Hàng ngày ông ăn những gì để có thể sống thọ"? Ông nói: “Chỉ có 4 từ - Tạp thực bất thiên".

Về cơ bản, chế độ ăn uống của danh y là: ba bữa một ngày đều đặn, ăn với lượng nhất định, mỗi bữa chỉ ăn 7 phần no, thức ăn nên thanh đạm (tránh ăn nhiều đồ chiên, thực phẩm mặn).

Ăn thực phẩm chính như cơm, kết hợp với các loại rau củ, đồng thời kết hợp thêm với các thực phẩm như khoai tây, yến mạch, các loại đậu, các loại thịt cá, gà, tôm, trứng,... với lượng nhất định, cố gắng cân bằng lượng dinh dưỡng. 

3. Chăm sóc sức khỏe trước hết phải coi trọng việc phòng ngừa

 

- Nuôi dưỡng sức khỏe quan trọng hơn chữa bệnh: Để cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ, phòng ngừa là việc quan trọng, cố gắng nuôi dưỡng những thói quen tốt, phát triển thói quen rèn luyện thân thể, bệnh tật tự nhiên sẽ tránh xa.

- Thiền định giúp dưỡng tâm: Thiền có thể giúp kiểm soát tinh thần và cảm xúc, duy trì sự cân bằng giữa môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.

Khi ngồi thiền, thân thể thả lỏng, nhắm mắt tự nhiên, đầu óc không suy nghĩ, chỉ tập hít và thở theo nhịp điệu để cải thiện chức năng phổi và hệ hô hấp. Ngồi thiền không chỉ tốt cho tim, não, toàn bộ cơ thể mà còn có thể giúp các huyết mạch lưu thông thuận lợi hơn, tạo sức bền cho cơ thể. 

- Chăm sóc sức khỏe không phải là ăn tất cả các loại thuốc bổ, cũng không phải là kiến thức khó hiểu, mà là phát triển một lối sống và thói quen tốt.

4. Tăng cường sức khỏe thể chất, hàng ngày tuân thủ 3 thói quen

- Tắm xen kẽ với nước nóng và lạnh

Trong nhiều thập kỷ, ngày nào cũng giống nhau, danh y Đặng Thiết Đào luôn tuân thủ thói quen tắm xen kẽ nước nóng nước lạnh, giúp da có tính đàn hồi, xuất hiện rất ít các đốm đồi mồi do tuổi già. Tuân thủ tắm xen kẽ nước nóng và nước lạnh cũng có thể giúp lưu thông máu trên toàn cơ thể.

Lưu ý, nhiệt độ của nước phụ thuộc vào sức chịu đựng riêng của mỗi người, hơi nóng hoặc hơi lạnh trong khả năng của bạn. Cụ thể, vào mùa hè, ông thường tắm nước lạnh trước, sau đó sẽ tắm nước nóng, mùa đông thì ngược lại, tắm nước ấm trước sau đó sẽ tắm nước lạnh.

- Chải tóc thường xuyên

Dùng lược sừng chải đầu sau khi thức dậy để giúp kích thích các dây thần kinh và các huyệt đạo trong não. Đồng thời, việc này cũng giúp rèn luyện sức mạnh của cánh tay để ngăn ngừa đau vai. 

- Ngâm chân trước khi đi ngủ

Danh y Đặng Thiết Đào cho rằng, cùng với sự gia tăng tuổi tác, con người nên thay đổi bản thân để có một giấc ngủ tốt, mùa hè thì nên ngủ sớm dậy sớm.

Trước khi ngủ nên đọc sách một lát, ngồi thiền, duy trì trạng thái tâm trạng yên tĩnh. Hãy bước vào giấc ngủ sâu vào lúc 11 giờ đêm, thời điểm âm khí đạt đến mức thấp nhất, rất có lợi cho sức khỏe.

Để nâng cao chất lượng giấc ngủ, danh y thường xuyên ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ, thúc đẩy tuần hoàn máu cho vùng chân. Trong quá trình ngâm chân, 2 tay có thể xoa bóp bấm huyệt, 2 chân tự xoa bấm các huyệt dũng tuyền, huyệt lao cung cho đến khi cảm thấy nóng ấm lên là được. Mỗi lần ngâm chân từ 10-30 phút và thực hiện các bước chăm sóc cơ bản như vậy.

Hà Vũ (dịch theo QQ)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới