Biện pháp Triều Tiên đối phó nCoV

27/02/2020 - Y tế 24h
Loa phóng thanh liên tục phát thông báo bảo đảm vệ sinh cá nhân, các đại sứ nước ngoài thậm chí không được rời cơ sở ngoại giao.

Truyền thông nhà nước yêu cầu người dân tuân thủ tuyệt đối yêu cầu từ giới chức y tế. Các nhà ngoại giao gọi đây là "những biện pháp chưa từng có tiền lệ" được Triều Tiên áp dụng nhằm ngăn nguy cơ lây lan dịch Covid-19.

Chính phủ Triều Tiên đang sử dụng mọi phương án nhằm ngăn nCoV lây từ Trung Quốc, đồng minh thân cận và đối tác kinh tế lớn nhất của nước này.

Các nhân viên y tế Triều Tiên trong đồ bảo hộ tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng ngày 1/2. Ảnh: Kyodo News.

Nhân viên y tế Triều Tiên tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng hôm 1/2. Ảnh: Kyodo.

Bình Nhưỡng đã đóng cửa biên giới, cách ly nước này khỏi thế giới ngay khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, sau đó áp dụng cách ly trong 30 ngày với những người đến từ vùng dịch. Giới phân tích cho rằng đây là phương án tự bảo vệ hiệu quả nhất với một đất nước có hạ tầng y tế yếu như Triều Tiên.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết chính phủ đang đẩy mạnh chiến dịch chống virus khi kiểm tra sức khỏe từng gia đình và phát thông báo hướng dẫn giữ vệ sinh bằng loa phóng thanh khắp cả nước.

Người nước ngoài sống ở Triều Tiên cũng gặp nhiều hạn chế nghiêm ngặt như phải tự cách ly ở nhà riêng kể từ đầu tháng 2. Các nhà ngoại giao không được phép di chuyển quanh thủ đô Bình Nhưỡng.

"Đại sứ quán không có thư ngoại giao, chúng tôi cũng không kiếm được thuốc và nhu yếu phẩm cho phòng y tế. Tình hình ảnh hưởng nhiều đến tâm lý mọi người", đại sứ Nga tại Triều Tiên Alexander Matsegora cho biết hôm 25/2.

Nhân viên ngoại giao Nga chỉ được đi ra ngoài để đổ rác và giới chức Triều Tiên cũng lập tức phun thuốc khử trùng chiến xe chở rác ngay ở cổng đại sứ quán. Nhà thờ Chính thống giáo, võ đường, khu trượt patin, bể bơi, lớp học tiếng Triều Tiên và vẽ đều bị đóng cửa.

Nhân viên y tế Triều Tiên phun hóa chất khử trùng trên xe buýt tại Bình Nhưỡng ngày 6/2. Ảnh: KCNA.

Nhân viên y tế phun hóa chất khử trùng xe buýt tại Bình Nhưỡng hôm  6/2. Ảnh: KCNA.

Công việc ngoại giao bị đình trệ khi mọi cuộc họp với quan chức Triều Tiên và các đại sứ quán khác đều bị hủy. Việc liên lạc với giới chức địa phương chỉ được thực hiện qua điện thoại hoặc một hòm thư đặc biệt. "Chỉ đất nước đặc biệt như Triều Tiên mới có thể áp dụng biện pháp như vậy để đối phó vấn đề có tầm quan trọng quốc gia. Đây là những hành động đặc biệt", đại sứ Matsegora nói.

Triều Tiên chưa ghi nhận trường hợp nhiễm nCoV nào, song truyền thông nhà nước đưa tin một số người đang bị cách ly sau khi có các triệu chứng bệnh. Các chuyên gia cho rằng Bình Nhưỡng sẽ rất khó kiểm soát nếu dịch bùng phát do thiếu vật tư khám chữa bệnh và hạ tầng y tế nghèo nàn.

Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 39 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019. Thế giới hiện ghi nhận hơn 80.000 ca nhiễm nCoV, hơn 2.700 ca tử vong và hơn 30.000 người đã được chữa khỏi. 49 ca tử vong do nCoV ngoài Trung Quốc đại lục được ghi nhận ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Philippines, Đài Loan, Hong Kong, Iran và Italy.

Vũ Anh (Theo AFP)

Nguồn: https://vnexpress.net/the-gioi/bien-phap-trieu-tien-doi-pho-ncov-4060630.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới