Cân đối dinh dưỡng hậu Covid-19

Theo NhanDan 10:25 20/05/2022 - Y tế 24h
Dinh dưỡng và các vấn đề liên quan đến khứu giác, vị giác Covid-19 có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và tình trạng dinh dưỡng của người bệnh sau khi khỏi Covid-19.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Câu hỏi: Bao lâu sau khi khỏi Covid-19, vị giác mới trở về bình thường. Tôi cần làm gì cải thiện tình trạng mồm miệng đắng, cảm giác như có vị sắt ở trong miệng?

Trả lời: 

Theo Bộ Y tế, trong và sau khi khỏi Covid-19, mọi người cần phải có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, lành mạnh để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần phục hồi sức khỏe một cách toàn diện.

- Bảo đảm bạn được cung cấp đủ thực phẩm, ăn đủ 3 bữa chính, ăn ngay cả khi bị mệt, không muốn ăn. Nếu lượng ăn vào ít, không đủ thì nên chia nhỏ để ăn thành nhiều bữa hơn.

- Mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm gồm: Chất bột đường (ngũ cốc, khoai củ.); chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu đỗ.); chất béo (dầu mỡ); vitamin và khoáng chất (rau xanh và quả chín.). Số lượng các nhóm thực phẩm tiêu thụ cân đối trong ngày theo khuyến nghị của tháp dinh dưỡng hợp lý cho các lứa tuổi.

- Nếu mệt mỏi, chán ăn, không ăn được đủ số lượng cần thiết thì bạn nên ăn uống thêm các loại sữa, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu năng lượng và giàu protein từ 1-3 lần/ngày. Đặc biệt cần ăn uống đầy đủ, phòng ngừa suy kiệt với những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ.

- Với người có bệnh nền, cần tuân thủ thuốc theo đơn và được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh, tình trạng dinh dưỡng bởi các bác sĩ.

- Uống nhiều nước, trung bình 6-8 ly mỗi ngày. Hạn chế sử dụng nước ngọt đóng chai, rượu, bia, chất kích thích, .

- Hạn chế ăn mặn, hạn chế chất béo và đường: Nên ăn ít hơn 5g muối mỗi ngày (tương đương khoảng 1 thìa cà-phê); Nên ăn ít hơn 50g đường mỗi ngày (tương đương khoảng 12 thìa cà-phê);

Lượng chất béo nên ít hơn 30% tổng năng lượng ăn vào. Chọn chất béo không bão hòa có trong cá, quả bơ, các loại hạt và trong dầu thực vật hơn là chất béo bão hòa (mỡ, bơ...) và chất béo chuyển hóa (bánh, kẹo, dầu qua xào rán nhiều lần...).

Cần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống sôi. Đọc kỹ nhãn thực phẩm trước khi sử dụng. Đi khám tư vấn dinh dưỡng để được các nhân viên y tế tư vấn bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phù hợp, an toàn.

Lời khuyên khi bị giảm hoặc mất khứu giác (mùi) hoặc vị giác, mọi người cần bảo đảm vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng hai lần mỗi ngày. Thực hiện việc huấn luyện khứu giác, bao gồm ngửi một số thảo dược có mùi thơm (chanh, hoa hồng, đinh hương, bạch đàn...) trong 20 giây mỗi lần, hai lần một ngày.

Sử dụng các loại thảo dược và gia vị như ớt, nước chanh và các loại thảo dược tươi để tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, cần lưu ý có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản với một số người, cần hạn chế sử dụng khi gặp vấn đề này.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới