Cấp cứu kịp thời cho người nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp

Theo Nhân dân 06:18 06/11/2019 - Y tế 24h
Sau tai nạn bị chấn thương ngực kín, xương đòn di lệch, bệnh nhân người Nhật đã trải qua cơn nhồi máu cơ tim cấp đã được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cấp cứu kịp thời.
PGS, TS Nguyễn Hữu Ước và ThS Lê Nhật Tiên thăm bệnh nhân người Nhật được phát hiện nhồi máu cơ tim cấp.
PGS, TS Nguyễn Hữu Ước và ThS Lê Nhật Tiên thăm bệnh nhân người Nhật được phát hiện nhồi máu cơ tim cấp.

Ngày 1-11, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp bệnh nhân người Nhật Bản (65 tuổi), hiện đang là giáo viên giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam. Ông vào viện vì chấn thương ngực kín, gãy xương đòn trái và di lệch nhiều do tai nạn xe máy.

PGS, TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, cho biết người bệnh có tiền sử các bệnh lý nguy cơ tim mạch cao như: đái tháo đường, gout và đã được mổ đại tràng cách đây 30 năm. Sau khi nhập viện vì tai nạn giao thông, ngày 4-11, các bác sĩ chấn thương đã tiến hành mổ kết hợp xương đòn cho ông.

Đến chiều 4-11, bệnh nhân sau mổ có tình trạng huyết áp tụt, đã dùng thuốc trợ tim vận mạch liều cao, bệnh nhân có triệu chứng vã mồ hôi, đau ngực trái, monitoring theo dõi có ngoại tâm thu thất dày. Qua khám lâm sàng và kết quả điện tim, men tim, siêu âm tim, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, có ST chênh lên. Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng rất nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong.

ThS Lê Nhật Tiên, Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực cho biết, bệnh nhân người Nhật đã được chụp mạch vành để chẩn đoán cấp cứu, phát hiện bị tắc cấp động mạch vành phải, hẹp 80% động mạch mũ, 50% động mạch liên thất trước.

Ê-kíp can thiệp mạch vành - Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nhanh chóng can thiệp cấp cứu, đặt hai stent động mạch vành phải - động mạch thủ phạm gây nhồi máu cơ tim trong đêm trong thời gian can thiệp 30 phút.

Sau can thiệp, bệnh nhân tỉnh táo và có thể tự thở, mạch huyết áp ổn, đã ngưng sử dụng thuốc trợ tim. Bệnh nhân không còn cảm thấy đau ngực, vận động bình thường tại giường. Bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi tại Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực sau can thiệp, điều trị hậu phẫu mổ kết hợp xương và chấn thương ngực.

BS Ước khuyến cáo, khi có các yếu tố nguy cơ: tuổi cao, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý rối loạn chuyển hóa... người dân nên đi kiểm tra sức khỏe đều đặn để phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, cần tầm soát tốt các bệnh lý tim mạch trước khi can thiệp và phẫu thuật các bệnh lý khác như xương khớp, tiêu hóa.

                                                                                                                          TRẦN NGUYÊN

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới