Chữa khỏi chứng tiểu buốt cho nam thanh niên
Bệnh án ghi Tý từng phẫu thuật sỏi thận hai bên, bên phải vào năm 2015, bên trái vào năm 2018. Sau đó, Tý bị nhiễm trùng đường tiết niệu gây tiểu buốt, rắt, đục, uốt hai năm ròng chạy chữa nhiều nơi không bớt.
Tháng 10, Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới chuyển người bệnh đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị. Khi đó, Tý gầy gò, mệt mỏi, ăn kém, đau thắt lưng hai bên, bên trái đau nhiều hơn.
Bác sĩ Trần Duy Hiến, khoa Ngoại Sản, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, ngày 19/11 cho biết quyết định nuôi cấy vi khuẩn trong nước tiểu bệnh nhân để tìm căn nguyên gây bệnh và đánh giá toàn trạng, sỏi thận gây ảnh hưởng hoặc biến chứng gì. Các bác sĩ tìm ra vi khuẩn Klebsiella peumoniae là nguyên nhân chính. Đây là loại vi khuẩn tồn tại trong ruột người nhưng chỉ gây tác hại, tấn công các bộ phận khác khi hệ miễn dịch suy yếu.
Tìm ra được thủ phạm, các bác sĩ nhanh chóng vạch phác đồ điều trị, gồm dùng kháng sinh phù hợp, nội soi đặt sonde JJ bể thận - niệu quản hai bên để giải quyết vấn đề suy thận. Sau khi kiểm soát được nhiễm khuẩn và cấy lại vi khuẩn trong nước tiểu âm tính thì nội soi tán sỏi thận ống mềm bằng lazer.
Sonde JJ là một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản. Niệu quản là ống tự nhiên dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
Tuy nhiên, quá trình điều trị gặp phải nhiều thách thức. Người bệnh đã phẫu thuật nhiều lần, điều trị nhiễm khuẩn kéo dài, dai dẳng nên vi khuẩn Klebsiella peumoniae kháng rất nhiều kháng sinh. Bệnh nhân bị suy thận, chức năng thận giảm, có loại kháng sinh nhạy nhưng gây độc cho thận cũng không thể sử dụng. Do đó việc chọn loại kháng sinh phù hợp để điều trị càng khó.
Vi khuẩn đã gây viêm ở bàng quang, niệu quản và thận, thậm chí nhiễm trùng máu. Chỉ vài ngày sau khi nhập viện, người bệnh bắt đầu sốt cao, rét run từng cơn vào buổi tối, tình trạng suy thận tăng lên. Theo bác sĩ Hiến, đây là giai đoạn phức tạp nhất. Tình huống nguy kịch buộc các bác sĩ phải phẫu thuật đặt sonde JJ sớm trong khi người bệnh vẫn còn nhiễm khuẩn.
Kết quả, sonde JJ đã giải phóng tình trạng ứ mủ thận. Sau đó, bác sĩ truyền rửa bàng quang liên tục, điều chỉnh liều lượng thuốc, cuối cùng giảm được mức độ nhiễm khuẩn tại bàng quang của người bệnh.
Sau khoảng 40 ngày điều trị, bệnh nhân hết sốt, không còn tiểu buốt, không còn nhiễm trùng tiết niệu, xuất viện ngày 17/11. Dự kiến hai tuần sau, người bệnh sẽ được can thiệp để rút ống sonde JJ, hoàn toàn kết thúc điều trị.
Bác sĩ Hiến cho biết người bệnh có cơ địa dễ tái phát sỏi thận, vì vậy cần tái khám ba tháng một lần. Chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân cũng phải thay đổi theo tư vấn của bác sĩ.
Chi Lê
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI
Y tế 24h - 23/12/2024
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI
Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau
Y tế 24h - 28/11/2024
Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế 24h - 27/11/2024
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc
Y tế 24h - 25/11/2024
Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Y tế 24h - 21/11/2024
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?