Chuyên gia dịch tễ: 'Bệnh nhân 1342' thiếu ý thức cách ly

Theo VnExpress 08:34 02/12/2020 - Y tế 24h
Các chuyên gia dịch tễ đánh giá quy định áp dụng với Vietnam Airlines đủ chặt chẽ, nhưng tiếp viên hàng không, "bệnh nhân 1342", thiếu ý thức, gây lây lan nCoV.

"Bệnh nhân 1342", tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines, đã lây nhiễm cho "bệnh nhân 1347" trong thời gian cách ly tại nhà. Ca lây này chấm dứt 120 ngày tại TP HCM và 88 ngày trên cả nước không ghi nhận lây nhiễm nội địa. Bộ Y tế phân loại đây là ca lây nhiễm trong cách ly.

Ông Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam, nhận định quy định cách ly riêng dành cho Vietnam Airlines là "chặt chẽ".

Theo quy định, các thành viên tổ bay (tiếp viên, nhân viên kỹ thuật, mặt đất, điều phối bay) trên các chuyến bay chở khách về Việt Nam phải cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. Nếu tất cả hành khách và thành viên tổ bay có kết quả xét nghiệm âm tính lần một thì tiếp tục lấy mẫu lần hai với các thành viên tổ bay. Xét nghiệm lần hai sau ít nhất 72 giờ kể từ lần lấy mẫu thứ nhất.

Thành viên tổ bay nếu xét nghiệm lần hai âm tính sẽ được phép rời khỏi khu cách ly, tiếp tục cách ly tại nhà hoặc nơi cư trú theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho đến khi thực hiện nhiệm vụ quốc tế tiếp theo.

Ông Phu cho rằng việc tiếp viên tiếp xúc gần với bạn bè trong thời gian cách ly, lây nhiễm sang người khác là vi phạm quy định.

"Ý thức cách ly tại nhà của tiếp viên này không tốt", ông Phu nói.

Tối 30/11, một lãnh đạo Đoàn Tiếp viên Vietnam Airline cũng thừa nhận tiếp viên "bệnh nhân 1342" vi phạm quy định cách ly.

Bác sĩ Phạm Quang Thái, Phó Trưởng khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đánh giá quy định này đủ chặt chẽ và việc cách ly có tác dụng trong phát triển kinh tế cũng như duy trì tốt hoạt động của Vietnam Airlines.

Tuy nhiên, "còn lỗ hổng khi ý thức người cách ly chưa tốt", theo bác sĩ Thái.

"Cần xiết chặt lỗ hổng này bằng cam kết, chế tài, giám sát chủ động đối với khu cách ly và người cách ly tại nhà, trong đó có vai trò quản lý của địa phương. Khi các bên làm tốt vai trò của mình, việc cách ly mới được đảm bảo và kiểm soát dịch bệnh", bác sĩ Thái nói.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Khoa Nhiễm - Thần kinh của Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, cho rằng bài học từ ca nhiễm này là các bên cần xiết chặt những quy định, có bên thứ ba kiểm soát người cách ly tại nhà, không nên phó mặc tất cả cho ý thức của người cách ly, tạo lỗ hổng làm cho dịch bệnh lây lan.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. Ảnh: Đắc Thành.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. Ảnh: Đắc Thành.

Theo Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh Covid-19, Bộ Y tế, người được cách ly phải chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét.

Hàng ngày, người cách ly cần hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; đeo khẩu trang. Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú.

Các thành viên trong gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly, hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly. Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.

Tối 30/11, Bộ Y tế ghi nhận "bệnh nhân 1347", giáo viên tiếng Anh, đã lây nhiễm nCoV từ "bệnh nhân 1342". Giao viên này đến ở cùng với tiếp viên hàng không khi anh ta đang trong thời gian cách ly tại nơi cư trú ở quận Tân Bình. Ngoài ra, còn hai người nữa gồm mẹ (trú Hóc Môn) và bạn (trú Bình Thạnh) tiếp xúc với nam tiếp viên.

Đến tối 30/11, xác định được 192 người tiếp xúc "bệnh nhân 1347", trong đó 73 người đã lấy mẫu xét nghiệm, chưa có kết quả.

Sáng nay, giới chức phong tỏa một số khu vực là nơi ở của hai bệnh nhân. Hai trường tiểu học với hơn 2.000 học sinh phải nghỉ học do có giáo viên là F1 của bệnh nhân.

Lê Nga - Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Y tế 24h - 15/01/2025

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Y tế 24h - 07/01/2025

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Y tế 24h - 06/01/2025

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Y tế 24h - 03/01/2025

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Y tế 24h - 02/01/2025

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới