Covid-19 được WHO dự báo từ năm 2018

Theo Vnexpress 09:26 28/02/2020 - Y tế 24h
THỤY SĨ - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng cảnh báo về “bệnh dịch X” xảy ra trong tương lai “có thể đe dọa thế giới và xáo trộn xã hội”.

"Bệnh dịch X" là thuật ngữ WHO dùng để chỉ một căn bệnh chưa biết đến có thể gây ra đại dịch. Tổ chức này thêm nó vào danh sách "8 bệnh truyền nhiễm tồi tệ nhất của nhân loại" năm 2018. Mục đích là cảnh báo tới 194 nước thành viên Liên Hợp Quốc mối nguy về sức khỏe cộng đồng.

Danh sách "8 bệnh truyền nhiễm" có Ebola do virus cư trú trên cơ thể dơi ăn quả châu Phi, truyền sang vật chủ trung gian và lây cho con người qua máu, dịch nôn, giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi. Tỷ lệ tử vong bệnh nhân Ebola khoảng 50%, chủ yếu do mất nước. 

Nhân viên y tế Bệnh viện Chữ thập đỏ tỉnh Hồ Bắc đọc kết quả chụp CT phổi của các bệnh nhân tại khu cách ly. Ảnh: Reuters
Nhân viên y tế Bệnh viện Chữ thập đỏ tỉnh Hồ Bắc đọc kết quả chụp CT phổi của các bệnh nhân tại khu cách ly. Ảnh: Reuters

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) đứng thứ tư trong danh sách. SARS gây viêm phổi cướp đi mạng sống của hơn 800 người, hầu hết ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong. Dịch được dập tắt vào năm 2003, chưa đầy một năm kể từ khi xuất hiện. Theo phỏng đoán của các chuyên gia, SARS truyền sang người qua cầy hương được bày bán ở các khu chợ truyền thống của Trung Quốc.

"Bệnh dịch X" nằm ở cuối danh sách, xếp thứ 8. Những bệnh còn lại gồm sốt xuất huyết Crimean-Congo (CCHF), virus Marburg, sốt Lassa, virus Nipah, sốt Rift Valley và Zika.

Chuyên gia Marion Koopmans, Trung tâm Y tế Đại học Erasmus ở Rotterdam, nhận định sau khi Ebola bùng phát ở Tây Phi, WHO đã cân nhắc lại những gì cần chuẩn bị để ứng phó với khủng hoảng sức khỏe tốt hơn. "Bệnh dịch X" được thêm vào danh sách mang tính cảnh báo toàn cầu.

"Đây là loại bệnh mới, đe dọa toàn thế giới và gây xáo trộn xã hội. Chúng ta cần đề ra cách chẩn đoán, kiểm soát, điều trị và ngăn chặn nó", ông Koopmans cho biết. Những mô tả về "bệnh dịch X" tương đối chính xác với Covid-19.

Những hình ảnh hiển vi đầu tiên của virus gây Covid-19 đã được công bố vào tháng trước. Khác với virus bệnh SARS, nCoV có thể nhân lên ở nồng độ cao trong mũi và cổ họng bệnh nhân, giống với cảm lạnh thông thường và lây lan ở cả những người không biểu hiện hoặc có triệu chứng nhẹ. Điều này khiến công tác dập dịch gặp nhiều khó khăn, giới chức y tế khó kiểm soát căn bệnh bằng các biện pháp đã sử dụng trong đợt bùng phát SARS 17 năm về trước.

Kiểm tra thân nhiệt hành khách tại sân bay  Debrecen, Hungary ngày 25/2. Ảnh: NY Times
Kiểm tra thân nhiệt hành khách tại sân bay Debrecen, Hungary ngày 25/2. Ảnh: NY Times

Theo Peter Daszak, nhà sinh thái bệnh học, Chủ tịch Tổ chức EcoHealth Alliance, dịch Covid-19 đặt  ra những thách thức. Nếu chỉ tập trung chiến đấu với căn bệnh, thế giới có nguy có bỏ lỡ bức tranh toàn cảnh hơn: dịch bệnh nói chung có xu hướng gia tăng và con người cần kịp thời ngăn chặn chúng chứ không chỉ đối phó với các bệnh riêng lẻ.

Peter Daszak nhấn mạnh nỗ lực đối phó với dịch bệnh của thế giới là chưa đủ.

"Chúng ta chờ đợi dịch xảy ra và hy vọng vaccine hoặc thuốc nhanh chóng được phát triển sau khi nó kết thúc. Nhưng ngay cả khi Covid-19 bùng phát, vẫn chưa có vaccine dành cho SARS từ năm 2003, HIV/AIDS, Zika hoặc một loại mầm bệnh mới nổi. Vấn đề là giữa các đợt dịch, ý định đầu tư cho biện pháp phòng ngừa vô cùng lẻ tẻ, không đủ để thúc đẩy và phát triển nghiên cứu", ông Daszak nói.

Các nhà khoa học ước tính có khoảng 1,67 triệu chủng virus chưa được biết đến cùng họ với các mầm bệnh đã xuất hiện trước đây. Khám phá và phân tích trình tự của chúng được coi là ưu tiên hàng đầu. Sau đợt dịch SARS, giới chuyên gia đã phát hiện hơn 50 loại virus liên quan, trong đó một số có khả năng lây truyền trên người. Thông tin này có thể được sử dụng để điều chế vaccine và thuốc.

Thục Linh (Theo SCMP, NY Times)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Y tế 24h - 15/01/2025

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Y tế 24h - 07/01/2025

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Y tế 24h - 06/01/2025

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Y tế 24h - 03/01/2025

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Y tế 24h - 02/01/2025

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới