Cứu sống bệnh nhân suy tim và thủng dạ dày

Theo VnExpress 08:08 25/05/2020 - Y tế 24h
HÀ NỘI - Bệnh nhân bị thủng hành tá tràng cần mổ gấp, nhưng tình trạng suy tim của ông có thể gây tử vong ngay trong khi phẫu thuật.

Nhận bệnh nhân ngày 24/5, là nam giới 61 tuổi bị đau bụng dữ dội, sốt và khó thở, các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Đông chẩn đoán ông bị thủng tạng rỗng. Đây là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, cần được phẫu thuật cấp cứu sớm. 

Tuy nhiên, bệnh suy tim của bệnh nhân khá nặng và phức tạp, có thể ngừng tim ngay khi gây mê hồi sức trong và sau mổ. Ban Giám đốc bệnh viện đã hội chẩn chuyên khoa gồm cấp cứu, gây mê hồi sức, tim mạch, ngoại tiêu hóa, quyết định đặt máy tạo nhịp tim tạm thời trước khi phẫu thuật, đảm bảo cho ca cấp cứu diễn ra an toàn. Khi tình trạng tim mạch tạm ổn định, bệnh nhân lập tức được gây mê phẫu thuật ổ bụng.

Vùng tổn thương có lỗ thủng mặt trước hành tá tràng trên nền ổ loét xơ chai, ổ bụng có nhiều dịch tiêu hóa và giả mạc. Bác sĩ đã khâu lỗ thủng, rửa sạch bụng, dẫn các dịch có hại ra ngoài. Ca mổ thành công, bệnh nhân tiếp tục điều trị tim mạch.

Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nhiều năm với những triệu chứng như khó thở, hay bị hụt hơi, choáng váng, nhịp tim chỉ 35-40 lần/phút (ở người bình thường khoảng 60 – 80 lần/phút). Bệnh nhân cần đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn để đảm bảo không bị nhịp chậm, tiến tới ổn định nhịp tim và làm giảm tiến triển suy tim, giảm nguy cơ đột tử.

Kíp can thiệp do bác sĩ Đỗ Hữu Nghị, Phụ trách khoa Tim mạch, cùng các y bác sĩ khoa Tim mạch Bệnh viện Hà Đông đã cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng với sự hỗ trợ của máy C-ARM. Mục đích tạo đường vào tĩnh mạch, luồn và cố định điện cực vào thành cơ tim, sau đó nối vào máy tạo nhịp được cấy dưới da.

Ngay sau đặt máy các thông số kỹ thuật của máy ổn định, sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt, các chỉ số đều ở mức bình thường ghi nhận nhịp máy tạo nhịp hơn 60 lần/phút.

Dự kiến bệnh nhân sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

Bệnh nhân phẫu thuât thủng tạng thành công, đang tiếp tục điều trị tim mạch. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bệnh nhân phẫu thuât thủng tạng thành công, đang tiếp tục điều trị tim mạch. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Nghị cho biết nếu không đặt máy tạo nhịp tim, bệnh nhân sẽ tiếp tục mệt mỏi, choáng ngất bất ngờ, giảm khả năng lao động cũng như sinh hoạt hàng ngày, có thể gây ngưng tim, thậm chí là đột tử. 

Các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không nên chủ quan với sức khỏe của bản thân, nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các bệnh, nhất là những người có bệnh lý nền, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới