Gắp 50 con sán trong ống mật người đàn ông

Theo VnExpress 08:10 13/11/2020 - Y tế 24h
QUẢNG NINH - Bệnh nhân nam, 52 tuổi, đau bụng dữ dội, sốt cao, nôn, được đưa đến Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu.

Các bác sĩ ngày 12/11 hội chẩn, chẩn đoán người bệnh bị nhiễm trùng đường mật cấp, nội soi chụp mật tụy ngược dòng (ERCP) gắp được khoảng 50 con sán lá gan.

"Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tắc mật và nhiễm trùng đường mật", bác sĩ Chu Mạnh Tường, Khoa Ngoại, Bệnh viện Bãi Cháy, nói.

Sau can thiệp, bệnh nhân được bơm rửa lại đường mật, dịch mật trong thoát ra tốt. Anh tiếp tục điều trị chống nhiễm trùng và diệt sán lá gan nhỏ.

Hình ảnh sán lá gan trong ống mật chủ người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Hình ảnh sán lá gan trong ống mật chủ người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Lê Thị Kim Liên, Trưởng Khoa Thăm dò Chức năng, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết để điều trị bệnh lý ống mật chủ và ống tụy phải mổ mở lấy sỏi ống mật chủ và đặt dẫn lưu đường mật.

Kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) có thể thay thế phẫu thuật mở, ít ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ, thời gian nằm viện ngắn, ít biến chứng, chi phí thấp, nhanh phục hồi sức khỏe. Bệnh nhân tránh được cuộc phẫu thuật lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến như chảy máu, nhiễm trùng vết mổ và tiết kiệm chi phí nằm viện.

"Phương pháp này điều trị rất hiệu quả, khắc phục được phần lớn nhược điểm của cách phẫu thuật trước đây", bác sĩ Kim Liên nhấn mạnh.

Bác sĩ đang can thiệp nội soi tụy mật ngược dòng (ERCP) bệnh nhân tại Bệnh viện Bãi Cháy. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ đang can thiệp nội soi tụy mật ngược dòng (ERCP) bệnh nhân tại Bệnh viện Bãi Cháy. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sán lá gan là một trong các nguyên nhân gây bệnh lý về đường mật như sỏi mật, sỏi gan, ung thư đường mật. Sán bám sâu vào thành đường mật dẫn đến viêm loét đường mật, tắc đường mật, hoại tử túi mật, nhiễm trùng đường mật.

Trong đó, nhiễm trùng đường mật gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như áp xe gan, huyết khối tĩnh mạch cửa, viêm phúc mạc mật, hẹp đường mật, ung thư đường mật... Nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết dẫn đến suy gan, suy thận cấp, sốc nhiễm trùng nặng, thậm chí tử vong.

Một số trường hợp ấu trùng sán sinh sôi xâm nhập vào các cơ quan thiết yếu như não, tim, phổi... đe dọa tính mạng người bệnh.

Bác sĩ khuyến cáo phòng tránh bệnh sán lá gan và các bệnh ký sinh trùng khác bằng cách ăn chín, uống sôi, không ăn các loại thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến. Vệ sinh môi trường, giữ gìn nơi ở sạch sẽ. Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần để ngăn ngừa bệnh.

Nếu nghi ngờ nhiễm sán, cần đến viện xét nghiệm ngay, tránh để sán sinh sôi phát triển.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Y tế 24h - 14/10/2024

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Y tế 24h - 02/10/2024

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới