Khí ozone có khả năng khử trùng bề mặt nhiễm nCoV

Theo VnExpress 22/02/2021 - Y tế 24h
Nghiên cứu chứng minh khí ozone nồng độ thấp có thể khử 90% lượng nCoV bám trên các bề mặt, dù khó xử lý bằng chất khử trùng dạng lỏng.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi chứng minh được ozone đạt hiệu quả khử trùng nCoV cao", Ines Zucker, trưởng nhóm nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv, tuyên bố hôm 17/2. Ông khẳng định có thể sử dụng khí ozone để khử trùng các bề mặt.

"Ngoài ra, khí ozone có khả năng khử trùng đồ vật và không khí trong phòng. Đây là ưu điểm so với các chất khử trùng thông thường như cồn, thuốc tẩy", Zucker nói.

Khử khuẩn những không gian có nguy cơ tiếp xúc với nCoV rất quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn virus lây lan. Đây là một thách thức lớn, đòi hỏi thời gian và nhân lực, đặc biệt những nơi có nhiều thiết bị máy móc.

Khí ozone nồng độ thấp giúp tiêu diệt nCoV trong thời gian ngắn, quá trình sản xuất dễ dàng, chi phí thấp, xử lý những bề mặt khó tiếp cận. Do đó, nó có thể được ứng dụng trên quy mô công nghiệp, cũng như tại bệnh viện, trường học, khách sạn, máy bay, khu vui chơi giải trí.

Chuyên gia nhỏ các giọt dung dịch chứa nCoV lên bề mặt vô trùng trước khi cho tiếp xúc với khí ozone. Ảnh: Đại học Tel Aviv
Chuyên gia nhỏ các giọt dung dịch chứa nCoV lên bề mặt vô trùng trước khi cho tiếp xúc với khí ozone. Ảnh: Đại học Tel Aviv

Thông thường, hít phải khí ozone có hại. Song, ở nồng độ thấp đủ để khử trùng nCoV, khí không ảnh hưởng sức khỏe, do đó có thể khử khuẩn không gian chỉ vài phút trước khi con người bước vào, Zucker cho biết. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Chemistry Letters vào tháng 1.

Ozone là phân tử gồm ba nguyên tử oxy. Khí này thường được dùng như một chất kháng khuẩn và kháng virus trong xử lý nước. Ở bầu khí quyển, khí ozone bảo vệ Trái đất khỏi các tia UV có hại.

nCoV có khả năng duy trì hoạt động trên các bề mặt trong nhiều giờ, nhiều ngày, tùy thuộc vào loại bề mặt và điều kiện môi trường. Tháng 3/2020, các nhà khoa học Mỹ chứng minh nCoV tồn tại trên một số bề mặt cứng như nhựa hoặc thép không gỉ trong 2-3 ngày, sống 4 ngày trên bề mặt điện thoại. Không gian bệnh nhân Covid-19 sử dụng như phòng ngủ, phòng vệ sinh chứa đầy mầm bệnh, cần được lau chùi, vệ sinh thường xuyên.

Lê Hằng (Theo Times of Israel)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Y tế 24h - 02/05/2024

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Y tế 24h - 02/05/2024

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới